Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M của Nga. |
Trong những tháng gần đây, Nga đã ra lệnh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và tên lửa đạn đạo chiến thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander-M (kẻ hủy diệt) tới khu vực Kaliningrad, nhằm đáp trả các động thái quân sự của NATO và thử phản ứng của ông Donald Trump.
Động thái này được cho là đang phục vụ ý đồ muốn “nắn gân” NATO của Moscow. Tuy nhiên, hành động này cũng khiến Mỹ rất lo lắng và cho rằng nó sẽ “gây bất ổn an ninh châu Âu”.
Trước cáo buộc của Mỹ, giới chức Nga cho rằng việc triển khai tên lửa Iskander là một biện pháp bảo vệ quốc gia trước hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ lắp đặt ở Romania.
“NATO là một khối hiếu thắng, Nga chỉ làm mọi thứ cần thiết phản ứng lại”, người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Dù Nga đang tiến hành nhiều hoạt động để đáp trả NATO và tạo ra những căng thẳng mới, nhưng trong quan hệ với Mỹ, Nga luôn tuyên bố sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump để bình thường hóa quan hệ hai nước.
Ngược lại, trong suốt thời gian vận động tranh cử, ông Trump luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ trước khả năng lãnh đạo của Tổng thống Putin cũng như mong muốn Mỹ và Nga sẽ hợp tác sâu hơn trên phương diện chống khủng bố.
Xem thêm video:
Đối với NATO, ông Trump đưa ra lời đe dọa sẽ cắt giảm hỗ trợ khối này. Trong trường hợp Nga tấn công các nước Baltic, ông sẽ cân nhắc phương án viện trợ các nước đồng minh dựa trên thái độ và đóng góp của các nước đó với NATO và Mỹ hay không.
Qua xem xét phản ứng của các nhà lãnh đạo Nga-Mỹ và thái độ của Donald Trump đối với NATO, có thể thấy việc Moscow triển khai “kẻ hủy diệt “ Iskander-M và S-400 đến Kaliningrad như một phép thử đối vị tổng thống mới đắc cử của nước Mỹ.
Và tất nhiên Moscow sẽ chờ xem ông Donald Trump phản ứng ra sao để bảo vệ NATO, trước khi đi đến những nỗ lực bình thường hóa quan hệ song phương Nga-Mỹ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận