Quân sự

Nga nói lý do cần phải có máy bay "Ngày tận thế" mới

20/10/2020, 08:14

Phía Nga cho rằng chính người Mỹ "thích làm rùm beng" nên họ đã đặt biệt danh "Ngày tận thế" cho loại máy bay này.

img
Máy bay IL-80 của Nga.

Báo chí Nga cho hay, thời gian gần đây, một số phương tiện truyền thông Nga đã dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay cho biết, Nga sẽ phát triển mẫu máy bay "Ngày tận thế" mới.

Loại phương tiện đặc biệt này có vai trò như các sở chỉ huy chiến lược trên không được sử dụng trong trường hợp các cơ sở chỉ huy dưới mặt đất bị phá hủy do chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa quy mô lớn.

Về chủ đề này, báo Sputnik đã lấy ý kiến của giới chuyên gia hàng không, giải thích lý do tại sao cần phải thay thế mẫu hiện hành.

Hiện nay, theo trang báo của Nga, chỉ có Mỹ và Nga được trang bị các máy bay đặc biệt này. Chính người Mỹ "thích làm rùm beng" nên họ đã đặt biệt danh này.

Đây là sở chỉ huy chiến lược trên không dành cho lãnh đạo cao nhất của đất nước và các lực lượng vũ trang.

Họ phải chỉ huy các binh chủng của lực lượng vũ trang và quản lý nhà nước (tức những gì còn lại của đất nước) trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, khi các sở chỉ huy trên mặt đất bị phá hủy.

Tất nhiên, các thiết bị của máy bay này được giữ bí mật. Nhưng, bản thân chiếc máy bay khá dễ nhận biết. Mỹ sở hữu bốn máy bay Boeing E-4B Nightwatch.

Đây là phiên bản sửa đổi của máy bay Boeing-747: mẫu máy bay đã bước vào độ tuổi trung niên, nhưng đã được chứng minh hiệu quả, có phạm vi bay tuyệt vời và sức chứa lớn nhờ thiết kế thân rộng. Ngoài ra, Boeing-747 sử dụng 4 động cơ, nhờ đó máy bay có độ tin cậy và khả năng sống sót cao hơn.

Chiếc Boeing-747 "Ngày tận thế" đầu tiên đã được đưa vào biên chế quân đội Mỹ vào giữa những năm 1970. Theo thông tin nguồn mở, Boeing E-4B được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, nhờ đó chuyến bay có thể kéo dài cả một tuần.

Ngoài ra, máy bay được bảo vệ khỏi các tác nhân gây sát thương của vũ khí hạt nhân, chủ yếu là xung điện từ gây tử vong cho bất kỳ thiết bị điện tử nào. Một trong những chiếc E-4B tháp tùng cùng Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài.

Liên Xô cũng từng đi theo con đường tương tự. Sở chỉ huy trên không đã được tạo ra vào những năm 1980 trên cơ sở máy bay thân rộng đầu tiên của Liên Xô là Il-86.

Theo chuyên gia của báo Sputnik, máy bay đã nhận được chỉ số riêng là IL-80. Sau khi Liên Xô tan rã, tất cả 4 chiếc IL-80 thuộc sở hữu của Nga ngày nay. Vào giữa những năm 2010, các máy bay này đã được tái trang bị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.