Các ngân hàng Nhật đang bán sản phẩm tín thác thay thế di chúc để không bị “chảy máu” nguồn tiền |
Tình trạng dân số già hóa ngày càng lớn tại Nhật đặt các ngân hàng địa phương vào khó khăn khi phải tạm biệt không chỉ hàng triệu khách hàng qua đời mỗi năm mà còn cả hàng triệu tài khoản của họ sau khi người thừa kế chọn chuyển tiền đến các thành phố lớn với các ngân hàng lớn hơn. “Khi khách hàng lớn tuổi qua đời, thông thường con cái của họ sống ở Tokyo hoặc các vùng lân cận sẽ chuyển tài khoản của họ về các thành phố lớn gây ra vấn đề cho các ngân hàng địa phương như chúng tôi”, ông Kazuhito Wakiuchi, quản lý tại Ngân hàng Mie, Tây Nhật Bản cho biết.
Viện Nghiên cứu đầu tư tin cậy của Nhật Bản thống kê, những người thừa kế thường chuyển gần 50 triệu yên (tương đương 460 tỉ USD) từ ngân hàng địa phương tới các ngân hàng lớn mỗi năm. Con số này dự kiến còn tiếp tục tăng khi tỉ lệ người qua đời tại Nhật tăng theo từng năm.
Trong bối cảnh gần 26% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi, các ngân hàng địa phương đã nghĩ ra cách bán “tín thác thừa kế thay thế” - một dịch vụ thừa kế cho phép người thân của chủ tài khoản quá cố nhanh chóng mở - khoá tài khoản thế chân. Phương án này có thể “giữ chân” người thừa kế tại các ngân hàng địa phương.
“Với loại hình tín thác đặc biệt này, chúng tôi sẽ biết được tài khoản nào sẽ nhận được tiền thừa kế. Chúng tôi sẽ liên lạc với con cái họ, để đề xuất các phương án sử dụng tài sản nhằm giữ tiền gửi lại ngân hàng”, ông Wakiuchi cho biết.
Các ngân hàng bắt đầu bán sản phẩm này từ gần 10 năm trước và tính đến tháng 12/2017, đã có hơn 150.000 giao dịch có hiệu lực. Sản phẩm ngày một trở nên phổ biến bởi nó giúp cho những người thừa kế ngay lập tức trang trải được chi phí mai táng cha mẹ, và những người làm chủ tài sản có thể lựa chọn giải ngân tiền thừa kế cho con một lần hoặc dần theo thời gian mà họ mong muốn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận