Bất động sản

Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 hướng tới sản xuất xanh, bền vững

31/12/2022, 09:28

Nhà máy Bột - Giấy VNT 19 hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế xã hội

Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT 19 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 31/3/2011; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày 7/9/2015.

img

Toàn cảnh Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 với công nghệ Châu Âu hiện đại

Nhà máy có công suất giai đoạn 1 là 350.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm, diện tích đất sử dụng (giai đoạn 1) là 117ha, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động chính thức năm 2023. Mục tiêu của dự án là sản xuất bột giấy tẩy trắng cao cấp cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, phát triển dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động; giảm nhập siêu của quốc gia, đóng góp thuế cho ngân sách địa phương, góp phần hiện đại hóa, nâng sức cạnh tranh ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy.

Thực tế, thời gian qua, Công ty Cổ phần Bột – Giấy VNT 19 đã ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, trước hết là lao động thuộc các gia đình trong diện giải phóng mặt bằng, con em của các hộ dân xung quanh dự án như các xã Bình Trị, Bình Hải, Bình Phước và các xã lân cận thuộc huyện Bình Sơn. Đặc biệt, người lao động chưa có bằng nghề theo yêu cầu của một số vị trí, công ty đã tuyển dụng và cho đi đào tạo, học nghề tại các cơ sở, nhà máy trong nước.

Phát triển xanh, bền vững là mục tiêu hàng đầu

Nhà máy Bột - Giấy VNT 19 sử dụng công nghệ nấu bột liên tục đẳng nhiệt (Isothermal cooking-ITC), hệ thống thu hồi hóa chất khép kín và hệ thống tẩy trắng bột giấy với công nghệ tẩy ECF tiên tiến, phổ biến nhất hiện nay.

Quy trình này không sử dụng nguyên tố Clo để tẩy trắng, có chi phí vận hành thấp, bột có chất lượng cao hơn trong khi mức độ ô nhiễm môi trường thấp hơn, rất thân thiện với môi trường.

img

Kho chứa dăm nguyên liệu có sức chứa lớn đảm bảo hoạt động cho nhà máy

Để hạn chế nguồn phát nước thải, nước rửa bột giai đoạn sau được tận dụng tối đa làm nước rửa bột cho giai đoạn trước. Theo đó toàn bộ dịch đen loãng sẽ được thu hồi trong một vòng tuần hoàn khép kín, cô đặc để làm nhiên liệu cho lò hơi thu hồi sinh hơi nước để phát điện cho nhà máy công suất 54 MW, đồng thời tiết giảm nguồn phát thải, hạn chế tác động đến môi trường.

Đặc biệt, để bảo đảm nước thải sau khi xử lý luôn ổn định, đạt chất lượng khi xả thải ra môi trường, chủ đầu tư nhà máy Bột – Giấy VNT 19 đã ký hợp đồng với Công ty Aquaflow (AQF) đến từ Phần Lan cho hạng mục thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát lắp đặt, chạy thử và chuyển giao đảm bảo nước thải sau xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định.

Phân xưởng xử lý nước thải tập trung có tổng công suất là 50.000 m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn là công nghệ sinh học kết hợp hóa lý bao gồm sử dụng lắng trọng lực tách chất rắn lơ lửng, vi sinh hiếu khí cho xử lý BOD, COD, hóa lý xử lý độ màu kết hợp tuyển nổi xử lý chất rắn lơ lửng còn lại trong nước thải. Đây là sơ đồ công nghệ xử lý tiêu chuẩn ở tất cả các nhà máy sản xuất bột giấy trên thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.