7 cây cầu biểu tượng của Hà Nội

30/08/2023, 07:00

Những cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống ở Hà Nội không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế mà còn là biểu tượng trong lòng người dân Thủ đô…

Cầu Long Biên

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 1.

Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu được khai móng vào tháng 9/1898, hoàn thành năm 1902, giúp kết nối ba tuyến đường sắt huyết mạch Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Lào Cai với đường sắt quốc gia chạy xuyên tâm từ phía bắc TP Hà Nội đi tuyến phía Nam.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 2.

Cây cầu là công trình nổi tiếng thế giới lúc bây giờ khi được xây dựng, đưa vào khai thác với lối thiết kế hiện đại đầu thế kỷ 20.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 3.

Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa với chiều dài 1,69km (không tính đường dẫn hai đầu cầu). Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 4.

Luồng giao thông trên cầu thay vì theo hướng đi xuôi bên phải thì lại được thiết kế hướng đi xuôi ở phía trái cầu. Đó là một trong những nét độc đáo, tạo nên thương hiệu của cầu Long Biên.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 5.

Trước biến cố của lịch sử và thời gian, hạ tầng cây cầu đang trong tình trạng xuống cấp, không còn nguyên vẹn kết cấu như ban đầu. Đoạn cầu bắc qua mặt nước sông Hồng đến nay chỉ còn lại một nhịp nguyên bản duy nhất.

img
img

Tại khu vực đường ray trên cầu Long Biên, công nhân thường xuyên có mặt thực hiện tuần đường và bảo trì hạn chế những lỗi nhỏ nhất như bu lông, ốc vít đường ray bị lỏng, xô lệch tà vẹt, ván đệm.

img
img
img

Qua nhiều lần tu sửa, hiện, cây cầu vắt qua ba thế kỷ vẫn đóng vai trò là chứng nhân lịch sử, phục vụ cuộc sống mưu sinh của người dân hai bờ thành phố và đảm bảo cho hàng chục chuyến tàu qua lại mỗi ngày.

Cầu Chương Dương

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 8.

Những năm 80 của thế kỷ 20, Hà Nội chỉ có duy nhất cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, vì vậy, lượng phương tiện qua cầu rất lớn. Do cầu nhỏ, lại đi chung với đường sắt nên thường xuyên ùn tắc.Thời điểm này, cầu Thăng Long còn đang xây dựng nhưng gặp không ít trắc trở. Chưa kể khi cầu hoàn thành cũng khó giảm tải cho cầu Long Biên do vị trí quá xa nhau.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 9.

Trước tình thế cấp bách, để phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo lưu thông phương tiện giữa các tỉnh phía Bắc, mùa xuân năm 1983, ý tưởng về một dự án xây cầu vượt sông Hồng tại bến Chương Dương đã được đặt ra.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 10.

Ban đầu, cầu Chương Dương được xây dựng trên ý tưởng là cầu treo mang tên Mùa Xuân với thiết kế nhiều nhịp liên tục. Cầu được khởi công xây dựng vào tháng 10/1983, công tác đóng cọc làm mố neo được nhanh chóng tiến hành. Tuy nhiên, sau 6 tháng thi công, nhận thức được nhiều bất cập giữa khả năng áp dụng công nghệ hiện đại và thực tiễn của ngành xây dựng giao thông khi đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Đồng Sỹ Nguyên đã phải đưa ra một quyết sách khó khăn nhưng vô cùng đúng đắn là chuyển cầu treo Mùa Xuân thành cầu cứng Chương Dương.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 11.

Thiếu thốn mọi bề về cả công nghệ, thiết bị, vật tư nhưng tiến độ xây dựng cầu Chương Dương rất thần tốc. Chưa đầy hai năm thiết kế lại và thi công, cầu Chương Dương được hoàn thành, chính thức thông xe ngày 30/6/1985.

img
img

Cầu Chương Dương có chiều dài 1.210,9m, rộng 19,26m gồm 2 làn xe ô tô ở giữa, 2 làn bên cánh gà. Cầu có 11 nhịp dầm cầu chính bằng thép, 10 nhịp cầu dẫn bằng bê tông. Cầu có 21 trụ với tổng khối lượng bê tông các trụ là 40.000m3. Dầm thép để làm cầu Chương Dương được tận dụng từ dầm thép của các cầu đường sắt được viện trợ thời chiến tranh chống Mỹ để đảm bảo giao thông, được gia công “chế” lại. Lực lượng chính thi công cầu Chương Dương là Liên hiệp xí nghiệp Xây dựng giao thông I và Liên hiệp xây dựng cầu Thăng Long. Việc thi công các trụ phức tạp nhất giữa sông do những người thợ cầu Thăng Long đảm nhận.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 13.

Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, sau gần 4 thập kỷ, cầu Chương Dương vẫn đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô.

Cầu Thăng Long

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 14.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng nối liền trung tâm Hà Nội với đường Võ Văn Kiệt hướng đi sân bay quốc tế Nội Bài.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 15.

Được khởi công năm 1974 và khánh thành vào ngày 9/5/1985, Thăng Long là một trong những cây cầu có thời gian thi công dài nhất ở Việt Nam. Quá trình xây dựng cây cầu lịch này cũng trải qua nhiều thăng trầm.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 16.

Giai đoạn đầu, Trung Quốc giúp xây dựng công trình nhưng sau một thời gian thì ngừng lại. Lúc này, đại công trường cầu Thăng Long vẫn đang thi công dở dang. Dưới lòng sông Hồng ngổn ngang, lô nhô vài cọc trụ. Trước tình thế đó, để đảm bảo tiến độ cho cây cầu trọng điểm, Chính phủ đã đề nghị Liên Xô giúp đỡ. Cầu bắt đầu tiếp tục xây dựng từ năm 1979.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 17.

Với sự giúp đỡ tận tình của những người bạn Liên Xô, năm 1985, cầu Thăng Long chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác. Từ đó, cây cầu trở thành một biểu tượng vững bền cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Hiện, trên hai đầu cầu vẫn còn lưu giữ những biểu tượng về tình hữu nghị này.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 18.

Điều hết sức đặc biệt ở cầu Thăng Long mà ít người biết là, cho dù vẫn được coi là một trong những cây cầu lớn nhất của Thủ đô nhưng kinh phí xây dựng lại vô cùng ít ỏi. Toàn bộ công trình khi hoàn thành chỉ hết khoảng 3 triệu rúp.

img
img

Cầu Thăng Long gồm hai tầng giàn thép tam giác, khẩu độ 112m, mỗi liên 3 nhịp. Tầng trên dành cho đường ô tô, tầng dưới ở giữa là tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên cánh gà của đường sắt là đường xe thô sơ rộng 3,5m mỗi làn.Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5 km, tính theo đường ô-tô (tầng trên) hơn 3,1 km, theo đường xe thô sơ hơn 2,6 km.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 20.

Cho đến nay, Thăng Long vẫn được coi là cây cầu có nhiều cái đầu tiên nhất như: Lần đầu tiếp cận hệ thống tụ nhiệt; lần đầu tiên người thợ thi công cầu Việt Nam và Liên Xô cùng thi công lắp cụm dầm thép.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 21.

Việc thi công các trụ cầu trên sông được tiến hành bằng các giếng chìm, trụ nổi. Đây là công nghệ mới chỉ được áp dụng ở các nước phát triển bậc nhất thế giới lúc bây giờ.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 22.

Cũng tại cây cầu này, lần đầu tiên các thợ cầu Việt Nam được biết đến công nghệ dầm thép bu lông cường độ cao được nhập và chuyển giao từ các chuyên gia Liên Xô. Với công thức pha chế vật liệu dính bám hết sức cầu kỳ đến từng chi tiết, lớp nhựa mặt cầu Thăng Long có độ bền cao. Sau nhiều năm chịu tải, mặt cầu Thăng Long mới bắt đầu xuống cấp và phải tiến hành sửa chữa.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 23.

Lần đại tu gần nhất vào tháng 8/2020, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long chính thức được khởi công. Sau 5 tháng thi công, cầu Thăng Long được thông xe trở lại ngày 7/1/2021 với khả năng chịu lực tăng gấp 3 lần so với trước đây.

Cầu Nhật Tân

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 24.

Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của TP Hà Nội, điểm đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, điểm cuối giao với QL23B tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh.Công trình được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 25.

Cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 9km, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài hơn 3,7km với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới với 5 trụ tháp, tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 26.

Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như: Công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép, đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép (SPSP).

img
img

Vào ban đêm, cầu Nhật Tân trở thành một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng nhờ hệ thống chiếu sáng LED mỹ thuật thông minh, hiện đại.

img
img
img

Cầu Nhật Tân được đưa vào khai thác có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối trung tâm thủ đô với sân bay Nội Bài và lên các tỉnh phía Bắc, đảm bảo các yêu cầu về giao thông vận tải phục vụ cho công tác xây dựng, phát triển các khu công nghiệp trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, du lịch của Thủ đô. Đây cũng là công trình biểu trưng cho tình hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.

Cầu Vĩnh Tuy

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 29.

Cầu Vĩnh Tuy nằm trên tuyến vành đai 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên của thành phố. Ngày 3/2/2005, dự án cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 1 được khởi công với tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chậm tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), trượt giá vật tư khiến công trình đội lên tới 5.500 tỷ đồng và phải tới tháng 9/2009 mới có thể khánh thành, đưa vào khai thác.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 30.

Cầu có chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông và đường hai đầu cầu khoảng 5,8km. Trong đó, chiều dài cầu vượt sông Hồng lên tới 3,7km.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 31.

Sau hơn 11 năm đưa vào khai thác, tháng 1/2021, Hà Nội tiếp tục khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Cây cầu này nằm song song và được thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông.

img
img

Qua hơn 2 năm thi công, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 vào ngày 30/8 để chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2023) và chào mừng 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023).

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 33.

Dự án hoàn thành sẽ cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối hai bờ sông Hồng; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng các quận: Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Dự án còn tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Hà Nội theo quy hoạch.


Cầu Thanh Trì

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 34.

Cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 410 triệu USD nằm trên trục Vành đai 3, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối với QL1A, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… nên có mật độ giao thông rất cao.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 35.

Với tổng chiều dài cầu và đường dẫn lên đến hơn 19km, Thanh Trì là dự án cầu dài nhất vượt sông Hồng. Trong đó, cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m được chia thành hai chiều riêng biệt bằng dải phân cách cứng.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 36.

Ít ai nghĩ, ý tưởng xây cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng có từ năm 1985, ngay khi cầu Thăng Long vừa hoàn thành. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc liên quan đến vốn và công tác chuẩn bị nên đến năm 2002, công trình mới được khởi công và hoàn thành sau 5 năm thi công (2/2007).

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 37.

Về mặt công nghệ, cầu Thanh Trì được nhớ đến là công trình đầu tiên được quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Toàn bộ hệ thống cọc được được thực hiện bằng công nghệ khoan cọc nhồi. Tất cả các công đoạn thi công được kiểm soát một cách chặt chẽ, đặc biệt là việc kiểm soát đầu vào của vật liệu.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 38.

Một công nghệ cũng được coi là mới nhất lúc bấy giờ được áp dụng xây dựng cầu Thanh Trì là đúc dầm hộp bằng phương pháp ván khuôn và đà giáo trượt. Đây là công nghệ giúp tiết giảm tối đa việc phải giải phóng mặt bằng và có thể rút ngắn đáng kể tiến độ thi công.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 39.

Cùng với vành đai 3, cây cầu góp phần tạo liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục Bắc - Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng xe lưu thông qua nội thành Hà Nội.

Cầu Đông Trù

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 40.

Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh (Hà Nội) được khởi công xây dựng từ năm 2006 và khánh thành vào ngày 9/10/2014. Đây cũng là công trình đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 41.

Công trình là hạng mục quan trọng nhất của dự án đường 5 kéo dài với tổng mức đầu tư hơn 6.660 tỷ đồng.


Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 42.

Cầu dài 1,1km, mặt cắt rộng 55m có kết cấu 3 nhịp liên tục, ứng dụng công nghệ vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 43.

Ngoài ra, kết cấu phần dưới gồm 4 trụ với 216 cọc khoan nhồi đường kính 2m, độ sâu 40-50m và có thể chịu được động đất cấp 8.

Những cây câu biểu tượng ở Hà Nội - Ảnh 44.

Công trình do Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn làm chủ đầu tư. Trước đây, cầu do Tổng công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thi công kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông. Tuy nhiên, đến tháng 6/2012, đơn vị này xin rút khỏi dự án nên TP Hà Nội đã chọn Cienco 1 là nhà thầu chính. Ngay khi nhận triển khai dự án, Cienco 1 đã huy động trên 500 cán bộ, công nhân và làm 3 ca liên tục trên công trường để đáp ứng và hoàn thành công trình đúng tiến độ.

img
img
img

Cầu Đông Trù được đưa vào khai thác góp phần kết nối giao thông từ Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… tới sân bay Nội Bài và các tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội - Lào Cai… đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao thông vận tải phục vụ đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phía Bắc sông Hồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.