Chicago Tribube: Công bố Dewey đánh bại Truman |
1. Tờ Chicago Tribube: Công bố Dewey đánh bại Truman
Tờ Chicago Tribube (Diễn đàn Chicago) là một trong số những tờ báo "lão thành" tiếng tăm của Mỹ, nhưng chuyện giật tít trong số ra ngày 3/10/1948 quả là khó chấp nhận bởi sự thật đã rõ như ban ngày mà tờ báo này lại đưa tin sai.
Trong số ra nói trên, Chicago Tribube đã đăng tít đậm Dewey Defeats Truman (Dewey đánh bại Truman) với số lượng "tia ra" tới 150.000 bản". Đáng tiếc, số báo ấn hành sau 3 ngày Tổng thống Truman thắng đối thủ trong một cuộc chạy đua sát nút trước thống đốc bang New York thuộc Đảng Cộng hòa, Thomas E.Dewey.
Ngay sau sự kiện trên diễn ra, hàng loạt những tranh luận bất pha thắng bại chĩa về tờ báo tiếng tăm này. Có ý kiến cho rằng Chicago Tribube đã quá tin vào những tiên đoán nên đã đặt sẵn một cái tít trước, thậm chí còn "sản xuất" bài trước, chỉ cần đưa số liệu vào là được mà không kiểm tra kỹ càng. Tuy nhiên, đây cũng là sự kiện làm cho tổng thống đắc cử Truman trở nên nổi tiếng, còn sai lầm của Chicago Tribube được xem là ngớ ngẩn nhất trong làng báo chí Mỹ những năm đầu thế kỷ trước.
2. Tờ Baltimore Evening Sun: Đưa tin hành khách tàu Titanic bình an vô sự
Tròn 100 năm ngày diễn ra vụ chìm tàu lớn nhất, đau buồn nhất trong lịch sử hàng hải của nhân loại, vụ Titanic thì trong số ra ngày 15/4/1912 tờ Baltimore Evening Sun (Mặt trời tối Bantino) đã có một bài viết với tít giật gân, nguyên văn All Titanic Passengers Are Safe Transferred In Lifeboats At Sea (Tất cả hành khách tàu Titanic đã được chuyển sang phao cứu hộ an toàn).
Baltimore Evening Sun: Đưa tin hành khách tàu Titanic bình an vô sự |
Đây là thông tin hoàn toàn ngược lại với những gì thực sự xảy ra với con tàu R.M.S Titanic xấu số cùng các hành khách đi trên khoang. Nếu ngay sau khi sự cố xảy ra đưa tin nhầm đã đành, đây lại là sự kiện đã xảy ra sau 1 thế kỷ, vì vậy dự luận lại càng bức xúc. Nhiều người tự hỏi, nếu Titanic và hành khách đều an toàn thì chắc chắn Hollywood, nơi cho ra đời bộ phim bom tấn cùng tên chắc chắn sẽ bị kiện.
3. Báo Đức: Đăng tin ban nhạc ABBA thiệt mạng vì máy bay rơi
Năm 1976, khi ban nhạc huyền thoại ABBA của Thụy Điển đang rất phong độ và nổi tiếng nhờ ca khúc ăn khách Dancing Queen, thì một tờ báo của Đức lại đăng một bài báo với tít giật gân ABBA Members Killed In Plane Crash (Các thành viên ABBA đã bị thiệt mạng trong vụ máy bay rơi).
Báo Đức: Ban nhạc ABBA thiệt mạng vì máy bay rơi |
Theo bài báo, 3 trong số 4 thành viên của nhóm đã thiệt mạng, duy nhất chỉ có Anni-Frid may mắn sống sót cho dù cơ thể bị biến dạng. Với kiểu đưa tin sai sự thật này, một bộ phận lớn người Đức đã cả tin. Nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn, tất cả thành viên nhóm nhạc ABBA gồm Agnetha, Benny, Bjorn và Annie-Frid đều xuất hiện trên truyền hình Đức để chứng minh họ vẫn còn sống và khỏe mạnh. Thế mới biết tin xấu đôi khi dễ tin hơn tin "thứ thiệt".
4.Tờ People"s Daily : Nhà lãnh đạo Triều Tiên là người đàn ông gợi cảm nhất còn sống
Năm 2012, Kim Jong-un được tờ Onion của Mỹ bình chọn, xuất hiện trong bài viết với tít gật gân The Onion"s Sexiest Man Alive For 2012 (Người đàn ông gợi cảm nhất còn sống 2012 của Onion). Thực ra, tít này không hẳn là sai nhưng mục đích là để câu khách và mang tính châm biếm của Onion, ấn phẩm hài nổi tiếng của Mỹ.
People"s Daily: Nhà lãnh đạo Triều Tiên là người đàn ông gợi cảm nhất còn sống |
Và thật nực cười, nó lại được People"s Daily, tờ báo chính thống của Trung Quốc đăng lại và cho là chuyện có thật. Chưa hết, trong số ra ngày 14/12/2012, Onion còn đăng tới 55 bức ảnh của Kim Jong-un. Sau này khi biết sự thật, People"s" Daily đã bị ế mặt, buộc phải gỡ bỏ bài viết trên và tuyệt nhiên không một lời xin lỗi.
5. Hàng loạt báo đưa tin sai về vụ sập mỏ than Sago Mine
Ngày 2 tháng Giêng 2006 tại mỏ than Sago Mine, West Virginna, Mỹ đã xảy ra vụ sập mỏ than nghiêm trọng, giữ chân 13 thợ mỏ trong 2 ngày liền. Đây là vụ tai nạn tồi tệ nhất kể từ năm 2001 tại Mỹ, nên nhiều hãng tin thế giới đã tập trung đưa tin về vụ tai nạn. Đáng tiếc, nhiều tờ báo lớn của Mỹ và một số hãng tin lớn thế giới cũng đưa tin theo kiểu copy của nhau nên dư luận không biết đâu là sự thật, đều đã đưa tin 12 trong số 13 nạn nhân còn sống, làm cho người nhà nạn nhân được tiếp thêm an ủi.
Hàng loạt báo đưa tin sai về vụ sập mỏ than Sago Mine |
Thậm chí, cả nữ phát ngôn viên của Quốc hội, bà Shelly Moore Capito còn xuất hiện trên hãng truyền hình CNN, thông báo 21 công nhân mỏ thoát chết. Đúng một giờ sau đó tờ USA Today còn giật tít Những người thợ mỏ đã chiến thắng cái chết (Alive! Miners beat odds!). Các tờ báo khác như New York Time, Washington Post cũng copy tít tương tự. Sự thật, Tổng giám đốc của công ty khai thác mỏ, ông Ben Hatfield lại tuyên bố chỉ còn duy nhất 1 thợ mỏ sống sót. Sự kiện này đã làm cho những người nhà nạn nhân tức giận, gọi báo chí và người của chính phủ đã cười trên đau khổ của gai đình họ.
6. Tờ New York Time: Công bố sai cặp đôi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2014
Trong cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ 2014, khi dư luận đang mong chờ ứng cử viên Đảng Dân chủ, thượng nghị sĩ John Kerry công bố người sẽ cặp đôi cùng ông trong cuộc bầu cử này thì tờ New York Time lại tung tít giật gân Kerry"s Choice: Dem Picks Gephardt As VP Candidate. Theo tuyên bố này thì thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Richard Gephardt ở Missouri lại không phải là người cùng cặp đôi với John Kerry như mong đợi mà lại là một gương mặt rất mới.
New York Time: Công bố sai cặp đôi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng |
Sau vài giờ, tờ báo được ấn hành, chính John Kerry lại xuất hiện trên chương trình Today Show thông báo nghị sĩ John Edvard ở bang North Carolina sẽ là người đồng hành trong cuộc chạy đua nói trên. Mặc dù New York Time đăng lời xin lỗi nhưng dư luận vẫn không khỏi tức giận về việc làm vô trách nhiệm này.
7. Bloomberg: Công bố cái chết của Steve Jobs trước tới 3 năm
Ngày 27/8/2008, hãng tin tài chính nổi tiếng của Mỹ Bloomberg đã mắc phải một sai lầm hết sức ngớ ngẩn khi đăng tin ông chủ của "trái táo cắn dở" Apple, Steve Jobs qua đời trong khi thực tế phải 3 năm sau đó sự kiện này mới xảy ra.
Bloomberg: Công bố cái chết của Steve Jobs trước 3 năm |
Nói đúng hơn là đăng cáo phó khi đương sự đang còn sống. Bloomberg rất nổi tiếng trong việc dự đoán, nhất là các thông tin về sự ra đi của các nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, sự cố nói trên chỉ là hy hữu, chỉ tồn tại trên trang chủ của Bloomberg tới 30 giây gây tai hại nghiêm trọng, khiến các nhà đầu tư choáng váng. Sau khi nghe thấy thông tin này, Steve Jobs cũng đã trích dẫn một câu nói khá nổi tiếng của nhà văn Mark Twain: "Tin đồn về cái chết của tôi quả là phóng đại quá đáng” được in đậm trên phông hình mà ông đứng trước.
8. Reutres công bố sai cái chết của nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords
Trong một buổi nói chuyện với công chúng tại siêu thị Tucson, Arizona ngày 11/1/2011 nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords đã bị một kẻ quá kích dùng súng bắn vào đầu, vụ tàn sát này đã cướp đi sinh mạng 6 người và làm 13 người khác bị thương. Khi chồng của Giffords, cựu phi công hành gia Mark Kelly nghe thấy tin xấu đã vội lên máy bay để đến hiện trường.
Hãng tin Reutres công bố sai cái chết của nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords |
Trên đường bay, Mark Kelly đã buồn nản, nói với phóng viên Diane Sawger của đài truyền hình ABC TV, rằng nghe tin vợ qua đời ông thấy trời như sắp sập. Chập được phát ngôn này, hãng tin Anh Reuters đã vội vàng công bố trên Twitter, nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords qua đời. Ngay lập tức , các hãng tin khác như NPR, CNN, Fox News và New Yorrk Times cũng nhanh nhảu copy in lại. Ngay sau khi "cáo phó" tự phát được công bố thì nữ nghệ sĩ Gabrielle Giffords lại phục hồi, kịp tiễn chồng tham gia chuyến bay cuối cùng trên phi thuyền Endeavor. Thậm chí bà còn tham gia buổi thảo luận về Dự thảo Nợ trần của Quốc hội được tổ chức vào các kỳ họp sau đó, trước khi chính thức nghỉ hưu vào năm 2012.
9.Tờ New York Post: Dân thường bị nhầm là khủng bố
Không chỉ những tờ báo lá cải đăng tin sai mà ngay cả những tờ báo chính thống, tờ báo tiếng như New York Post cũng gặp tai nạn nghề nghiệp. Đó là loạt bài viết về vụ đánh bom trong cuộc đua Marathon ở Boston hồi tháng 4/2013. Lỗi khó tha thứ của New York Post liên quan đến vụ đánh bom này là đăng ảnh 2 người đàn ông trên trang nhất với tiêu đề: "Bag Men: Feds Seek These Two Pictured At Boston Marathon. (Hai người mang balô: Cục điều tra đang truy tìm hai kẻ trên ảnh tại vụ đánh bom Boston Marathon), thực tế, cả hai người đàn ông này đều vô tội.
New York Post: Ám chỉ hai dân thường mang ba lô là khủng bố vụ đánh bom cuộc đua Marathon ở Boston hồi tháng 4/2013 |
Tuy New York Post không nói thẳng ra rằng hai người trong ảnh là những kẻ tình nghi đánh bom, nhưng việc đăng bức ảnh kèm theo dòng chữ "hai người mang ba-lô” khác gì nói đến hai người này. Nhưng qua điều tra thì cả hai không thuộc diện nghi vấn. Đây không chỉ là bài học cho New York Post mà cho các tờ báo khác, nhất là khi khi dùng hình ảnh minh họa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận