Những người thợ thông tin tín hiệu đường sắt ngày đêm, mưa nắng ứng trực 24/24h, xử lý trở ngại thiết bị, đường truyền, “gác” cho điều hành chạy tàu thông suốt, an toàn...
Chị Hòa cho hay, khi thông tin bị tắc nghẽn hay “đứt” đường truyền thì sẽ không liên lạc được giữa các ga, điều độ để chỉ huy chạy tàu. Về tín hiệu cũng vậy, nếu xảy ra trở ngại, tín hiệu không hoạt động, tàu cũng không chạy được. “Ví dụ các bộ ghi để chuyển đường từ đường sắt này sang đường sắt khác cho tàu chạy vào. Khi ghi bị kẹt, chúng tôi phải xử lý ngay nên kể cả trưa nắng cũng phải làm để bên nhà ga đón tàu vào. Có trở ngại tìm ra ngay thì xử lý được nhanh, vài phút là xong, nhưng cũng hôm làm thông trưa đến 3-4 giờ chiều, bỏ cả cơm, lại có trở ngại phải tập trung nhân lực làm đến tận 1-2 giờ sáng hôm sau”, chị Hòa kể. Trong ảnh: Chị Hòa cùng đồng nghiệp kiểm tra thiết bị ghi tự động.
“Áp lực phải duy trì trạng thái hoạt động tốt của thiết bị và xử lý nhanh sự cố, trở ngại, nhằm giảm thấp nhất đến chậm tàu là rất lớn. Càng mưa, càng nắng, công nhân thông tin tín hiệu càng phải ra đường. Vì với các thiết bị điện tử, mưa to, ngập rất dễ xảy ra sự cố; nắng nóng quá cũng gây ra trục trặc. Mỗi trở ngại, sự cố lại một kiểu, rất đa dạng, không lúc nào giống lúc nào, phải tìm ra được vấn đề từ đâu, từ module, rơ le ở thiết bị hay do trục trặc đường truyền từ phòng máy ra đến thiết bị, để xử lý nhanh nhất, không ảnh hưởng đến chạy tàu”, anh Tuấn nói.
Các công nhân bảo trì các thiết bị thông tin tín hiệu dọc đường ray như cảm biến...
“Anh em thường xuyên nhắc nhở nhau, cứ làm hết sức, trách nhiệm, ngày hay đêm, nắng hay mưa, rét đều phải “bám” sát các thiết bị này. Có đêm vừa kiểm tra đường ngang này xong lúc 11-12h, đi về thì đường ngang khác lại xảy ra việc, anh em lại tiếp tục đi xử lý. Mục tiêu đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất, an toàn cho người, phương tiện giao thông tại đường ngang”, anh Trung tâm sự.
Nhân viên giám sát sẽ vừa phải quan sát màn hình camera, vừa phải quan sát màn hình giám sát tín hiệu thiết bị để xem thiết bị có hoạt động ổn định không. Nếu xảy ra tai nạn, sự cố giao thông trên đường ngang, hay sự cố, trở ngại thiết bị, nhân viên giám sát phải báo cho đơn vị quản lý tín hiệu đường ngang cử công nhân đến xử lý ngay.
“Chỉ một sự cố không quan sát được, vài phút sau đoàn tàu đến là uy hiếp mấy an toàn nên rất áp lực. Nhất là ban đêm, tuyến phía Nam nhiều tàu chạy, nhân viên lúc nào mắt cũng phải “dán” vào màn hình, rất căng thẳng”, anh Linh nói và cho biết, cùng với trung tâm giám sát còn có đài kiểm soát thông tin dữ liệu toàn ngành, đảm bảo thường xuyên, thông suốt, phục vụ điều hành chạy tàu an toàn.
Lâu nay, nhiều người chỉ nghĩ đến việc bảo đảm an toàn các đoàn tàu khi vận hành trên đường. Nhưng việc giữ an toàn ngay tại nhà ga đường sắt cũng đặc biệt quan trọng, không phải ai cũng biết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận