Đây là chia sẻ của ông Donald Trump trong bài phát biểu tại buổi lễ theo dõi kết quả bầu cử tối 5/11, ngay sau khi hàng loạt kênh truyền thông của Mỹ đưa tin cựu lãnh đạo Nhà Trắng đắc cử Tổng thống. Câu nói "Chúa đã cứu mạng tôi" ám chỉ việc ông từng nhiều lần là mục tiêu bị ám sát, trong đó có 2 lần bị ám sát hụt. Lần ám sát đầu tiên và nghiêm trọng nhất xảy ra khi ông đang vận động tranh cử ở bang Pennsylvania ngày 13/7. Một phát súng hướng về ông Trump nhưng đạn sượt qua tai và nhà cựu lãnh đạo Mỹ thoát chết trong gang tấc. Kẻ ám sát bị tiêu diệt, đến nay, vẫn chưa rõ động cơ của đối tượng này. Hình ảnh ông Trump với khuôn mặt chảy máu, vươn nắm đấm lên trời thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ đã giúp ông thu hút ngày càng nhiều cử tri ủng hộ.
Tuyên bố thể hiện rõ quan điểm đối ngoại này được ông Donald Trump đưa ra ngay từ lần tranh cử đầu tiên (năm 2016) và tiếp tục giữ nguyên qua 2 lần tái tranh cử tiếp theo. Với quan điểm "nước Mỹ trên hết", ông tuyên bố từ chối ý thức hệ của chủ nghĩa toàn cầu hóa và chọn đi theo chủ nghĩa yêu nước. Cựu lãnh đạo Nhà Trắng cho rằng, Mỹ - với tư cách cường quốc - không nên tham gia bất cứ tổ chức nào, nếu không có lợi. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cho xây dựng bức tường biên giới ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp, yêu cầu các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng, rút nước Mỹ khỏi nhiều hiệp định quốc tế lớn từ kinh tế đến văn hóa, an ninh, quân sự, trong đó có Hiệp định về các Lực lượng hạt nhân tầm trung INF, Hiệp định Paris năm 2015 về ứng phó biến đổi khí hậu...
Khẩu hiệu tranh cử này mang hàm ý chiến lược đối nội mà ông Donald Trump đưa ra lần đầu tiên trong cuộc tranh cử năm 2016 và sử dụng lại cho cuộc bầu cử năm nay (2024). Lần tranh cử thứ hai, sau khi vừa kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, ông đổi thành "Giữ cho nước Mỹ vĩ đại". Khẩu hiệu đó đồng nghĩa ông Donald Trump sẽ tiến hành điều chỉnh nhiều chính sách theo hướng phủ nhận di sản của chính quyền tiền nhiệm, tiếp tục những phần việc còn dang dở trong nhiệm kỳ đầu cách nay 4 năm. Ông Trump cam kết cắt giảm thuế cho cá nhân và giảm bớt quy định tài chính; tăng cường bảo hộ trong nước, tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; áp dụng những chính sách nhập cư cứng rắn, có thể tiến hành chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử...
Tuyên bố gây sốc trên được đưa ra khoảng giữa năm 2024, thời điểm ông đẩy mạnh chiến dịch tranh cử, còn cuộc xung đột Nga - Ukraine giằng co khốc liệt. Ông tuyên bố, sẽ gây sức ép buộc Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán, đi đến thỏa thuận hòa bình song chưa nêu liệu thỏa thuận hòa bình đó sẽ như thế nào. Đến nay, nhiều hoài nghi từ cả phía Nga lẫn Ukraine liên quan tuyên bố này. Dư luận cũng đang rất ngóng chờ thời điểm ông Trump trở lại Nhà Trắng sẽ thực hiện lời hứa đầy tham vọng đó ra sao.
Đây là quan điểm được ông Trump duy trì xuyên suốt từ lần tranh cử đầu tiên tới nay. Theo kế hoạch, ông Trump muốn xây dựng thêm bức tường cao 10-15m, dài khoảng 2.000 km, nối dài tường ngăn biên giới với Mexico lên hơn 3.100 km và có thể tiêu tốn chi phí hơn 21 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay, mới có 700km tường được xây dựng. Mexico tuyên bố không trả tiền nhưng tăng cường binh sĩ dọc biên giới để ngăn người nhập cư trái phép. Ông Trump vẫn kiên quyết rằng, nếu Mexico lơi lỏng biên giới, để người nhập cư tràn sang Mỹ ồ ạt, nước này có thể đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu của quốc gia láng giềng, buộc Mexico phải chịu thiệt hại tài chính, còn Mỹ đủ tiền xây tường.
Từ góc nhìn một nhà kinh tế, ông Donald Trump đề cao chủ nghĩa đơn phương, coi liên minh là gánh nặng cả về chiến lược lẫn kinh tế. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của tỷ phú, cựu Tổng thống Mỹ từ nhiệm kỳ năm 2017 đến nay. Trong đó, ông yêu cầu Hàn Quốc tăng đóng góp tài chính để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này, có thời điểm dẫn đến bế tắc kéo dài trong những cuộc đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, ông Trump nhiều lần đề nghị các đồng minh NATO tăng đóng góp, chia sẻ gánh nặng chi phí với Mỹ. Ông cảnh báo, nếu các đồng minh không làm điều này, Mỹ có thể rút khỏi liên minh và Washington sẵn sàng làm ngơ nếu những nước này bị đe dọa. Trong nhiệm kỳ tới, mặc dù có thể không cực đoan như trước, ông vẫn theo xu hướng giảm bớt quan hệ với đồng minh, đối tác, giảm đầu tư vào liên minh, không gắn kết hoặc tính toán lợi ích giữa ưu tiên an ninh và kinh tế.
Vốn là nhà kinh doanh "lấn sân" sang chính trường, ông Donald Trump dường như đã áp dụng chiến lược kinh tế vào chính trị. Cựu Tổng thống Mỹ đã, đang và luôn coi thuế quan là giải pháp đa mục đích với những vấn đề gây khó khăn cho nước Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Trump khẳng định, thuế nhập khẩu sẽ tạo ra nhiều việc làm tại nhà máy của Mỹ, giảm thâm hụt liên bang, giảm giá lương thực, tăng trợ cấp chăm sóc trẻ em. Thậm chí, ông còn nói, thuế quan có thể thúc đẩy hòa bình thế giới. Nếu ở nhiệm kỳ trước, ông áp thuế mạnh mẽ nhắm vào pin mặt trời, thép, nhôm và hầu hết mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì lần này, ông còn đề xuất mức thuế 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc và mức thuế lên tới 20% đối với tất cả hàng hóa khác mà Mỹ nhập khẩu. Ông cũng đe dọa đánh thuế 100% hàng hóa do Mexico sản xuất, nguy cơ làm nổ tung thỏa thuận thương mại mà chính chính quyền dưới thời ông đã đàm phán với Canada và Mexico.
Người Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào? Hôm nay (5/11), khoảng 170 triệu người dân Mỹ đi bầu cử, chọn ra Tổng thống thứ 47. Sự kiện bầu cử gay cấn và kéo dài bậc nhất thế giới này diễn ra như thế nào?
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận