Nhiều người có thói quen không tốt và vô cùng tai hại là uống thuốc không cần nước hoặc uống thuốc với bất kỳ một loại nước gì sẵn có bên mình (Ảnh minh hoạ) |
Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc
Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, nó có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau. Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 – 3 giờ.
Nhai hoặc cắn thuốc
Ngoài ra, thuốc hiện nay có nhiều loại thuốc dạng viên nang khá to, gây khó khăn khi uống. Vì thế, nhiều người có thói quen nhai hoặc cắn vỡ viên thuốc cho dễ uống hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết, hình dạng viên thuốc được bào chế riêng để đạt hiệu quả tốt nhất khi vào trong cơ thể. Việc phá nát cấu trúc nguyên bản của viên thuốc sẽ ảnh hưởng đến tính chất và khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Ngoài ra, việc cắn thuốc hoặc phá nát màng bọc bên ngoài của thuốc có thể gây nguy hiểm cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc. Do đó, để việc uống thuốc dễ dàng hơn, bạn nên uống trước một chút nước ấm để làm ướt cổ họng, sau đó từ từ đưa thuốc vào miệng để uống. Tránh không nhai hoặc cắn nát viên thuốc. Chỉ trong trường hợp thuốc dùng cho trẻ còn nhỏ, bạn buộc phải nghiền ra để con dễ uống hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn, cha mẹ cần tập thói quen uống thuốc nguyên viên để đạt hiệu quả cao hơn.
Uống thuốc cùng lúc ăn cơm
Khảo sát cho thấy, rất nhiều người có thói quen uống thuốc ngay trước hoặc sau khi ăn cơm. Lý do đưa ra là, hướng dẫn sử dụng thuốc ghi rằng uống trước hoặc uống sau khi ăn. Tuy nhiên, đó là một nhầm lẫn rất tai hại. Thuốc cần uống trước hoặc sau khi ăn ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Nếu bạn vừa uống thuốc đã ăn cơm, hoặc vừa ăn xong đã uống sẽ khiến nồng độ plasma tăng cao, làm mất đi tác dụng của thuốc, thậm chí trong một số trường hợp nó còn làm tăng độc tính của thuốc, khiến bệnh nặng hơn.
Nằm ngay sau khi uống thuốc
Thông thường, chúng ta uống thuốc khi cơ thể không được khỏe. Vì thế, rất nhiều người khi uống thuốc xong chỉ muốn nằm ngay lập tức để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều này lại rất có hại cho sức khỏe. Bởi vừa uống thuốc xong đã nằm, thì chỉ có khoảng một nửa lượng thuốc đi được đến dạ dày, còn lại sẽ vướng và tan vào thực quản. Với một số loại thuốc có chất kích thích mạnh, sẽ ảnh hưởng xấu đến thực quản. Do đó, sau khi uống thuốc bạn nên cố gắng ngồi thêm một lúc, hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng xung quanh một vài phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày. Ngoài ra, cần uống nhiều nước để giúp thuốc trôi hoàn toàn, không vướng mắc làm ảnh hưởng đến thực quản. Tất nhiên, sẽ có một vài loại thuốc đặc biệt, đòi hỏi người bệnh phải uống ở tư thế nằm. Khi đó, bạn nên làm theo hướng dẫn uống của bác sĩ, để đạt hiệu quả cao nhất.
Vận động ngay sau khi uống thuốc
Vừa uống thuốc xong đã tập thể thao hay tham gia vận động ngay là điều không nên làm. Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thụ và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
Khi uống thuốc, tốt nhất là dùng nước lọc để uống. Khi uống thuốc với nhiều nước, là tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng với một thể tích lớn trong dạ dày, từ đó tạo nên áp suất lớn giúp cho dạ dày tiêu hóa và đẩy thuốc đi xuống ruột nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được hấp thu nhanh chóng.
Các loại nước không nên dùng để uống thuốc Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm. Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc. Sữa: canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận