Hồ sơ tài liệu

Những tên hải tặc khét tiếng vùng Biển Bắc

03/10/2016, 05:45

Đây là những vụ cướp biển kinh hoàng nhất từng diễn ra tại vùng Biển Bắc

Ảnh chung 1

Từ lâu, cướp biển thường được gắn với Biển Caribee, tên tuổi những tên hải tặc khét tiếng như Henry Morgan và William Kidd đã đi vào lịch sử, với nhiều thành tích đáng nể về mức độ tàn bạo và liều lĩnh. Ngoài Caribee, vùng biển Bắc cũng là lãnh địa không kém phần tấp nập cho các hoạt động hải tặc.

Biển Bắc hay Bắc Hải (trước đây còn có tên gọi là Đại Dương Đức - German Ocean), là vùng biển phía bắc Đại Tây Dương. Giáp Na Uy và Đan Mạch về phía đông, Scotland và Anh về phía tây, Đức, Hà Lan, Bỉ và Pháp về phía nam. Biển Bắc có một nhánh là Skagerrak, nằm giữa Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển, nối với biển Baltic qua Kattegat, Oresund, Belt Đại và Belt Tiểu. Bắc Hải nối với phần còn lại của Đại Tây Dương qua eo Dover và đi vào eo biển Anh về phía nam, và qua biển Na Uy về phía bắc.

Khu vực này có nhiều sông lớn đổ ra Biển Bắc như sông Forth, Elbe, Weser, Ems, Rhine, Meuse, Scheldt, Thames, và sông Humber. Kênh đào Kiel, nối Bắc Hải và biển Baltic, là một trong những kênh tấp nập nhất châu Âu, đây chính là thánh địa của bọn cướp biển Bắc Âu, nhất là từ giữa thế kỷ XIX.

1. Kristoffer Trondsson & Otto Stigsson
Năm 1523, Christian II, vua Đan Mạch, Nauy và Thuỵ Điển bị phế truất, nhường ngôi báu lại cho Fredrik I. Cũng thời điểm này nạn cướp biển lộng hành dữ dội, những kẻ cướp biển có máu mặt, đáng gờm nhất lại là những người ủng hộ Christian II để giúp vị vua thất sủng này giành lại ngôi báu.

Với mục tiêu cướp được càng nhiều càng tốt nên chúng không từ thủ đoạn nào. Hậu quả, suốt 8 năm ròng, các băng nhóm cướp biển đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, và khi đã "đủ lông đủ cánh" quay lại tấn công cả Christian II. Do nạn hải tặc lộng hành, nhà Vua quyết định cử Kristoffer Trondsson và Otto Stigsson đứng ra dẹp loạn. Đáng tiếc suốt cả giai đoạn dài chỉ giải cứu được duy nhất một con tàu, thậm chí, nhiều lần còn bị hải tặc tấn công.

1

Năm 1523, Christian II, vua Đan Mạch, Nauy và Thuỵ Điển bị phế truất, nhường ngôi báu lại cho Fredrik I. Cũng thời điểm này nạn cướp biển lộng hành dữ dội, những kẻ cướp biển có máu mặt, đáng gờm nhất lại là những người ủng hộ Christian II để giúp vị vua thất sủng này giành lại ngôi báu.

Nản chí, Kristoffer Trondsson và Otto Stigsson đã giải nghệ, nạn cướp biển được thể phát triển như nấm sau mưa, nhiều tàu buôn lớn của Hà Lan, Scotland trên đường đi Na Uy đều rơi vào tay hải tặc. Riêng Kristoffer Trondsson sau khi giải nghệ đã được thuê làm đô đốc cho hải quân Na Uy.

2. Eerlen Eindridesson
Mùa thu năm 1445, thuỷ thủ người Đức tên là Steffen Smit cùng đội tàu của ông đang rong ruổi trên biển Bắc Hải thì gặp thời tiết xấu, buộc phải táp vào cảng Jaeren, Na Uy. Chờ đợi nhiều tuần thời tiết vẫn không khá lên trong khi đó lại phải tiếp các vị khách không mời, trong đó có Eerlen Eindridesson, một trong những nhân vật có thế lực nhất ở Na Uy hồi đó. Eindridesson có trong tay 2 đội tàu lớn nhưng lại là người bài Đức.

2

Eerlen Eindridesson, một trong những nhân vật có thế lực nhất ở Na Uy hồi đó và  là người đứng đằng sau nhiều vụ cướp tàu của Đức.

Cũng phải nói thêm, nạn hải tặc Na Uy thời kỳ này đã trở thành nỗi lo thường trực cho những con tàu đi lại tại vùng Biển Bắc. Chính Eindridesson là người đứng đằng sau nhiều vụ cướp tàu của Đức. Sau khi xuất trình giấy tờ, Eerlen Eindridesson đã đồng ý cho tàu của Steffen Smit xuất bến song mọi việc không dừng lại. Vào lúc nửa đêm trước khi rời cảng, Eindridesson đã cho quân cắt hết cáp neo, làm cho những chiếc tàu này đã bị sóng đánh tả tơi nhưng Eindridesson lại ra tay giúp đỡ, đưa hàng hoá lên bờ song đáng buồn, Steffen Smit lại không bao giờ được nhận lại số hàng của mình, thậm chí còn bị thủ tiêu một cách bí ẩn.

3. Martin Pechlin
Martin Pechlin là một trong những tên cướp biển khét tiếng nhất trong lịch sử hàng hải của nhân loại thế kỷ thứ 16. Một gương mặt tàn bạo và lạnh lùng, có ngày cướp được tới 12 chiếc tàu. Nhưng tai hoạ đã đổ xuống đầu Martin Pechlin khi gặp phải những thuỷ thủ cao tay người Đức hồi năm 1826, ba chiếc tàu của Đức gặp bão buộc phải thả neo vào bờ thuộc lãnh thổ Na Uy.

3

 

Ngày hôm sau có 2 thiếu niên lên tàu vờ trao đổi hàng hoá, nhưng thực chất là thăm dò số người trên tàu. Sớm nhận thấy dấu hiệu không bình thường, thuyền trưởng Thode đã ngăn chặn được âm mưu nguy hiểm này. Tuy không có tin báo về nhưng Pechlin vẫn quyết định cướp tàu. Đáng tiếc, lần này thì Pechlin lại gặp họa, bị người Đức tóm sống, bị bắn vỡ đầu cùng 6 tên khác.

4. Klau Stortebecker
Klau Stortebecker được mệnh danh là trùm hải tặc Bắc Âu, cai quản những kho báu khổng lồ chôn cất ở nhiều nơi trong khu vực, trong số này có cả những kho báu đến nay hậu thế vẫn chưa tìm thấy. Đội quân của Klau Stortebecker, Fataljebrodrene với sự góp mặt của những tay cướp biển sừng sỏ nhất trong khu vực.

4

Klau Stortebecker được mệnh danh là trùm hải tặc Bắc Âu, cai quản những kho báu khổng lồ chôn cất ở nhiều nơi trong khu vực, trong số này có cả những kho báu đến nay hậu thế vẫn chưa tìm thấy. 

Fataljebrodrene được điều hành bởi một kỷ luật "sắt" có tên là Likedelere, nghĩa là mọi người đều bình đẳng. Với cách quản lý như vậy Klau Stortebecker đã quy tụ được các chiến binh có tay nghề cao, trung thành, thậm chí Stortebecker còn được tôn vinh là huyền thoại Robin Hood trên biển, một chiến binh không sợ chết, chỉ "cướp" tàu buôn giàu có chia cho người nghèo.

Cuối đời, Klau Stortebecker bị treo cổ tại Hamburg bằng sợ dây thừng vàng. Nghe đồn, ước vọng của Klau Stortebecker muốn đi trước để giải thoát cho những người khác. Kết quả, sau khi bị hành hình, 5 người khác đã được ân xá.

5. Bartholomens Voet
Bartholomens Voet là nhân vật thứ hai của băng hải tặc Fataljebrodiene, đứng sau Klau Stortebecker, đặc biệt là những vụ cướp các tàu buôn lớn, song Bartholomens Voet lại không có đức tính của người tiền nhiệm, không một mảy may thương xót nạn nhân, dù giàu hay nghèo.

5

 

Không chỉ cướp biển, Bartholomens Voet còn là một tay cướp cạn khét tiếng, từng đứng đầu một vụ cướp thành phố Bergen của Na Uy. Sau khi khoắng sạch đồ đạc quý giá, Bartholomens Voet còn phóng hỏa thiêu trụi cả thành phố, buộc người dân ở đây chống trả quyết liệt, cuối cùng Bartholomens Voet vẫn thoát chết, mang theo đồ đạc cướp được trốn lên tàu tẩu thoát.

6. Knut Ellingsen
Knut Ellingsen, hải tặc "đẳng cấp cao" dày dạn kinh nghiệm của Na Uy, thuyền trưởng Den Veivisende Paquet. Trong cùng một ngày năm 1810 Knut Ellingsen đã cướp được 2 chiếc tàu đầy hàng. Khi đã giành quyền kiểm soát một chiếc tàu, Knut Ellingsen và đồng bọn lại phát hiện thấy chiếc tàu buôn khổng lồ khác của Anh lọt vào tầm ngắm.

6

 

Tức dận vì bị cướp trắng tay cộng với sự thô lỗ bạo ngược của hải tặc, các thuỷ thủ người Anh quyết định trả thù, cuộc rượt đuổi diễn ra không khác gì trong phim. Nhờ vũ khí giấu kín, các thuỷ thủ Anh đã làm cho con tàu của Knut Ellingsen thất điên bát đảo, hầu hết những tên cướp bị tiêu diệt và tuy bị thương nặng nhưng Knut Ellingsen vẫn ngoan cố, nằm ngửa người dùng hai chân để đưa tàu vào một vịnh nhỏ nhưng vẫn không thoát chết

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.