Hàng hải

“Nội soi” tàu cứu nạn hàng hải lớn nhất Việt Nam

Trong 7 tàu cứu nạn của Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (VMRCC), SAR 411 thuộc loại tàu lớn nhất với chiều dài 38,5m, rộng 7m.

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 1.

Tàu SAR là từ viết tắt của cụm từ "search and rescue", tức là tìm kiếm và cứu nạn. Tàu SAR 411 được đóng tại Hà Lan năm 2004 với giá thời điểm đó khoảng 10 triệu Euro. Tàu có tầm hoạt động 250 hải lý, mớn nước 2,52m. Theo thiết kế, tàu có thể chứa được tối đa 40 người mỗi lần, cùng 20 thuyền viên. Tàu được thiết kế phần khoang bằng vỏ thép, còn boong tàu bằng nhôm.

img
img

Là tàu cứu nạn chuyên dụng, SAR 411 được trang bị đầy đủ các tính năng, phương tiện phục vụ cho công tác cứu hộ cứu nạn trên biển. Để phục vụ công tác liên lạc, tàu được trang bị hai máy vô tuyến radio telephone VHF của Furuno kiểu FM-8500; hai máy vô tuyến VHF cầm tay hiệu SRH kiểu 50.

img
img

Theo thuyền trưởng Nguyễn Mạnh Dũng, các thông tin liên lạc đặc biệt quan trọng bởi trên biển không có sóng điện thoại. Tất cả đều liên hệ qua sóng vệ tinh. Hệ thống radar để phát hiện các mục tiêu trong khu vực tàu hoạt động nhằm phòng tránh đâm va, đặc biệt là vào ban đêm.

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 4.

Trên tàu được trang bị đầy đủ tiện nghi, với hệ thống ra đa hiện đại, có phòng khách, phòng ngủ, khu nhà bếp có tủ lạnh, máy rửa bát. Và đặc biệt không thể thiếu của tàu cứu nạn là phòng chăm sóc y tế...

img
img
img

Hệ thống phao cứu sinh được trang bị dọc trên tàu với nhiều chủng loại. Trong đó, có phao Epird được dùng trong những trường hợp khẩn cấp khi tàu gặp sự cố. Đại phó Hoàng Minh Thanh lý giải, khi tàu gặp sự cố, phao gặp nước sẽ tự động bung ra và phát tín hiệu báo nạn.

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 6.

Căn phòng đặc biệt của tàu cứu nạn, được ví như "bệnh viện di động trên biển". Trong phòng có giường tiểu phẫu để thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho những nạn nhân gặp nạn và 8 giường bệnh. Tàu được trang bị đầy đủ tủ thuốc y tế, các dụng cụ cần thiết để sơ cấp cứu như monitor để đo các thông số SPO2, nhịp thở, nhịp tim, mạch, huyết áp... Ngoài ra, còn có máy khí rung, máy hút đầm dãi, máy đo nhiệt độ hồng ngoại, máy mở nội khí quản cho những người bị suy hô hấp, bị hen và một số bệnh mãn tính liên quan đến đường hô hấp, có chỉ chỉ tự tiêu, chỉ khâu cầm máu...

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 7.

Là bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu, bác sĩ Lê Văn Minh cho biết tuy mỗi thuyền viên trên tàu đều có nhiệm vụ riêng nhưng trong những lần cứu nạn, lực lượng cứu nạn đều tham gia công tác cứu nạn, từ vận chuyển nạn nhân, sơ cứu, đưa vào bệnh viện...

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 8.

Với đặc thù luôn phải trực cứu nạn 24/7, đội ngũ thuyền viên của tàu cứu nạn thường ăn ngủ luôn trên tàu. Phòng bếp trên tàu tinh tươm, sạch sẽ. Anh Nguyễn Văn Lương (Máy 3) cho biết, tàu sử dụng bếp điện để đảm bảo sự an toàn, phòng tránh cháy nổ. Hiện nay, tàu SAR không có chức danh đầu bếp mà các thuyền viên thay nhau nấu nướng. Do đặc thù môi trường tàu trên biển hay chòng chành nên bếp cũng được thiết kế đặc biệt, có bộ phận cố định để không bị đổ. "Trường hợp sóng quá lớn, không thể nấu nướng được, anh em sẽ ăn đồ khô cho qua bữa. Nhiều lúc, anh em bị say sóng, không thể ăn uống được gì. Thậm chí có khi cả ngày, chỉ ăn 2 cái bánh gạo", anh Lương thổ lộ.

img
img

Trên tàu SAR 411 có 18 thuyền viên, người lớn tuổi nhất sinh năm 1967, nhỏ tuổi nhất sinh năm 1990. Các thuyền viên chia thành 2 ca trực, mỗi ca 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe, hiệu quả công việc. Phòng nghỉ ngơi của các thuyền viên được bố trí như những giường tại ký túc xá. Tàu có hệ thống điều hòa trung tâm để làm mát, ổn định nhiệt độ toàn tàu để các thuyền viên được nghỉ ngơi tốt hơn. "Dưới khu vực buồng máy cũng có phòng ngủ dành cho các thuyền viên. Do luôn ở gần khu vực có tiếng ồn lớn, nhiều thuyền viên của tàu mắc "bệnh nghề nghiệp" lãng tai, phải nói to. Hàng năm, bộ phận giám định sẽ xuống để đo độ ồn, giám định độc hại cho các thuyền viên", anh Lâm Văn Dũng (Phó 2) chia sẻ.

img
img

Không gian buồng máy rộng lớn của tàu SAR 411. Tàu có công suất máy chính 6310 HP, được thiết kế với tốc độ 26 hải lý/ giờ. Dưới khoang máy của tàu còn có buồng lạnh để dùng cho những trường hợp nạn nhân xấu số. Trường hợp nạn nhân tử vong, lực lượng cứu nạn sẽ đưa nạn nhân vào túi đựng thi thể, đưa vào tủ ướp lạnh để đưa về bờ. Nhiệt độ của tủ luôn duy trì khoảng 0-4 độ, có thể chứa được 4 thi thể.

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 11.

Theo lãnh đạo Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I, hàng năm, trung tâm thường được bố trí nhiệm vụ chốt chặn những điểm xung yếu như Cửa Lò (Nghệ An).

img
img

Dù vất vả nhưng lực lượng cứu nạn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Khi hoàn thành công việc, cứu được các nạn nhân đưa về bờ, tất cả đều vui mừng phấn khởi tới quên cả chiếc bụng rỗng cồn cào hay say sóng. Với họ, được làm công việc ý nghĩa, hỗ trợ được các ngư dân và được ngư dân yêu mến đã là niềm hạnh phúc.

“Nội soi” tàu SAR – Chiến binh trên biển - Ảnh 13.

Phụ trách vùng biển dài nên trung tâm luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị như cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, hải quân, BCH quân sự các tỉnh, thành phố... để khi có sự cố có thể nhanh chóng huy động các lực lượng phối hợp ứng phó, trước khi lực lượng cứu nạn chuyên nghiệp tới hiện trường.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.