Tòa nhà Thăng Long No1 – công trình được ứng dụng bể lắp ghép GRP |
Những hiểm họa từ nguồn nước ô nhiễm
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.
Ở Hà Nội, nguồn nước sinh hoạt cấp cho một số khu tập thể, chung cư (kể các các chung cư cao cấp) đang ở trong tình trạng báo động, nơi thì bị mạch nước thải chảy thẳng vào bể, nơi thì bị nước nguồn nhiễm bẩn ngấm qua bể ngầm bê tông… dẫn đến nguy cơ gây các bệnh ngoài da, mắt, mũi, họng… ngày càng cao, không những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân mà còn gây ấn tượng không tốt với người dân về loại hình nhà ở chung cư – một xu hướng đang rất được thịnh hành thời nay.
Đơn cử, sau vụ người dân ở chung cư thuộc địa phận Mỹ Đình tố chủ đầu tư cung cấp nước nhiễm thạch tín cao vượt mức cho phép, hay vụ cư dân ở khu chung cư ở thuộc một dự án ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng kêu cứu vì phải dùng nước sinh hoạt bị bẩn, đục như nước cống.
Một trong những nguyên nhân trực tiếp làm nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt trong các khu chung cư được chỉ ra: đó chính là việc các chủ đầu tư đã và đang tích, chứa nước bằng các bể bê tông truyền thống – một phương pháp đã lỗi thời và mang tính rủi ro cao.
Đâu là giải pháp?
Phương pháp tích trữ nước bằng các bể bê tông truyền thống thoạt đầu có vẻ an toàn nhưng sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của tải trọng công trình, bể có thể bị lún, nứt bị rò, ngấm nước bẩn từ ngoài môi trường và quan trọng hơn: việc phát hiện, sửa chữa và vệ sinh bể là cực kỳ khó!
Thi công bể nước lắp ghép GRP |
Hơn nữa, bản chất của bê tông cũng vẫn là vật liệu thấm nước nên việc bị nguồn nước ngầm nhiễm bẩn ngấm qua là không thể tránh khỏi. Đó chính là nguyên nhân tại sao ở các nước tiên tiến đã không còn sử dụng bể bê tông để chứa nước cho các công trình. Họ tìm đến với một giải pháp khác đột phá hơn, tiết kiệm hơn và đặc biệt là an toàn hơn: đó là sử dụng bể lắp ghép GRP.
Bể lắp ghép GRP được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm, nổi bật là khả năng đáp ứng tối đa mọi yêu cầu về dung lượng thậm chí ở cả nơi có diện tích lắp đặt hạn chế. Việc lắp đặt loại bể này khá dễ dàng, rất thuận tiện trong việc di chuyển cũng như lắp đặt trên cao, trên nóc các tòa nhà cao tầng, trong tầng hầm hay trên mặt đất…
Bên cạnh đó, bể lắp ghép GRP có tuổi thọ và độ bền cao do kết cấu bên trong được làm từ inox không gỉ và thép HDG – vật liệu thép có tính chống gỉ tốt nhất thế giới hiện nay - đảm bảo giữ nước sạch, không thấm, đồng thời ngăn vi khuẩn phát sinh do cách ly hoàn toàn ánh sáng bên ngoài và không bị rò nước do các điểm tiếp nối được hàn bằng băng hàn có thiết kế riêng cho bể nước.
Nổi bật hơn là vật liệu có khả năng chịu được môi trường ăn mòn và nhiệt độ cao. Hơn thế nữa tấm vật liệu GRP bảo ôn còn có thể duy trì nhiệt độ nước trong bể bảo quản được lưu trữ nước lạnh trong ngành y tế và thực phẩm, tránh hiện tượng bay sương.
Với những ưu điểm nội trội nói trên, bể nước lắp ghép GRP đã được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà đã liên doanh với Baeg KWang Platech (tập đoàn số 1 của Hàn Quốc) để đưa bể lắp ghép GRP vào ứng dụng trong các công trình dân dụng. Đã có rất nhiều đơn vị, chủ đầu tư như: Viglacera, Toà nhà tái định cư khu D2 Giảng Võ, Diamond Flower… tìm đến với bể nước lắp ghép GRP của Sơn Hà và coi đó như là một giải pháp vượt trội cho việc chứa và cung cấp nước sạch cho các công trình và hình thành nên một tiêu chí mới khá quan trọng: lấy nước sạch làm tiêu chí khi chọn mua chung cư của các cư dân.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận