Thế giới

Ông Trump đã kéo Mỹ vào mớ bòng bong Trung Đông?

08/06/2017, 10:03

Từ đầu tuần này, bốn nước Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Bahrain, Ai Cập cắt quan hệ ngoại giao...

6

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du đến Trung Đông

Từ đầu tuần này, bốn nước Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Bahrain, Ai Cập cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này hỗ trợ tài chính cho khủng bố. Việc làm này gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao được coi là tồi tệ nhất tại vịnh Ba Tư trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump đã đăng tải nhiều ý kiến lên tài khoản Twitter bày tỏ ủng hộ Saudi Arabia với cáo buộc Qatar hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khủng bố trong khi nước này đang là đối tác quan trọng của Mỹ, là nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự không quân lớn nhất Trung Đông với gần 10.000 quân, theo Fox News.

Thậm chí, ông Trump còn bỏ ngỏ rằng, chính lời kêu gọi chống khủng bố trong chuyến thăm Saudi Arabia của ông hồi tháng trước đã thúc đẩy Saudi cùng Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đi đến quyết định mạnh mẽ cắt quan hệ với Qatar.

Tờ Fox News dẫn lời các chuyên gia cho rằng, chỉ trích mạnh mẽ của Tổng thống đối với đồng minh Qatar đã trực tiếp kéo Mỹ vào cuộc xung đột mà nhà ngoại giao Mỹ vốn chỉ muốn các bên trong cuộc xung đột này tự giải quyết vấn đề nội bộ.

Fox News dẫn lời một quan chức Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ không có ý định trở thành bên trung gian quan trọng trong cuộc xung đột này, thay vào đó muốn đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ và Kuwait can thiệp để giải quyết.

Lý do bởi, Qatar là đất nước tuy nhỏ hơn bang Connecticut của Mỹ nhưng là nhà sản xuất khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Đối với Tổng thống Trump, cuộc khủng hoảng này là bài thử nghiệm quan trọng cho mục tiêu đoàn kết khu vực Trung Đông để tiêu diệt tổ chức khủng bố IS cùng các tổ chức khủng bố khác và kiềm chế ảnh hưởng của Iran mà ông Trump hứa hẹn khi tranh cử Tổng thống.

170606-trump-qatar-cheat_smhg1z

Ông Trump và Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani

Hiện nay, chưa rõ việc công khai đứng về phía Saudi Arabi chống lại Qatar có thể ảnh hưởng như thế nào tới nỗ lực chống IS do liên minh của Mỹ dẫn đầu.

Mỹ đang dựa vào căn cứ không quân Al-Udeid tại Qatar để thực hiện các cuộc không kích tại Iraq, Syria và Afghanistan. Đồng thời, Mỹ đang muốn kêu gọi các nước Ả-rập để tăng cường trách nhiệm lớn hơn nữa trong cuộc chiến chống IS.

Nhưng có lẽ, các Chính phủ khó có thể làm gì nếu họ đang đau đầu vì tranh chấp nội bộ. “Vấn đề với Qatar khá phức tạp. Họ chắc chắn có liên hệ với nhiều tổ chức khủng bố nhưng chúng ta lại đang đặt căn cứ không quân vô cùng lớn tại đó”, Nghị sĩ Lindsey Graham nhận định. 

Đến thời điểm này, phía Lầu Năm Góc vẫn trấn an đồng minh bằng việc cảm ơn sự hỗ trợ của Qatar khi cho phép Mỹ hiện diện quân sự tại nước này và khẳng định chưa có kế hoạch thay đổi.

Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng kéo dài, nó sẽ gây áp lực đáng kể lên Qatar. Khi đó, nếu phía Saudi Arabia hoặc UAE có động thái bất ngờ hoặc một hành động nào đó xuyên biên giới, nó sẽ đặt ông Trump vào tình thế khó xử.

Nếu vì cuộc khủng hoảng này, Qatar suy yếu về kinh tế hoặc quyết định trả đũa những cáo buộc từ ông Trump, Mỹ sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Bởi, ngoài hỗ trợ Mỹ căn cứ quân sự, Qatar đã đầu tư hàng tỉ USD vào Mỹ, từ đó cũng tăng cường quyền lực mềm với Washington.

Đó vốn là chiến lược nhiều nước vùng Vịnh cũng đang thực hiện để lôi kéo sự ủng hộ từ phía Mỹ, kể cả Saudi Arabia. Trong chuyến thăm Saudi của ông Trump vừa qua, hai nước đã ký thoả thuận trị giá 110 tỉ USD để bán vũ khí.

VIDEO XEM THÊM:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.