TAND TP.HCM bước sang ngày thứ ba xét xử "đại án" Phạm Công Danh |
Theo cáo trạng, liên quan đến một số hành vi đã khởi tố nhưng được tách ra để tiếp tục điều tra xử lý, có phần liên quan đến các lô đất an ninh quốc phòng được Phạm Công Danh xây dựng làm trụ sở Ngân hàng Xây dựng và trụ sở Tập đoàn Thiên Thanh.
Cụ thể quá trình điều tra, cơ quan CSĐT Bộ công an xác định các lô đất số 268 Tô Hiến Thành, 302 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh là đất an ninh quốc phòng, do Quân khu 7 quản lý. Từ năm 2002, hai bên cho nhau thuê bằng hợp đồng liên kết.
Đến tháng 5/2012, Công ty Tây Nam thuộc Quân khu 7 ký với công ty Trung Dung (đây là công ty của Phạm Công Danh) hợp đồng cho thuê 49 năm. Sau đó công ty Tây Nam được phép ký bàn giao đất và hiện trạng nhà cửa trên đất của lô đất 268 Tô Hiến Thành cho công ty Trung Dung. Trước đó vào tháng 8/2006, công ty Tây Nam đã ký hợp đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh thuê hai lô đất tại 302 Tô Hiến Thành, và 816 Sư Vạn Hạnh thời hạn 35 năm.
Đồng thời, Quân khu 7 ký hợp đồng ủy quyền cho Phạm Công Danh với vai trò Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh được dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng 2 lô đất 302 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh để khai thác, thế chấp, chuyển nhượng…
Cáo trạng nêu sự việc kéo dài trong nhiều năm, để Phạm Công Danh lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội. Những hành vi vi phạm này có liên quan đến các đơn vị, cá nhân trong quân đội, nên cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển cho cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để giải quyết.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đang tiếp tục làm rõ đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan các sai phạm của tổ chức, cá nhân tại Sở TNMT TP Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác thuộc UBND TP Đà Nẵng trong việc giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, thu tiền và quản lý sử dụng tiền đền bù sử dụng đất, lệ phí trước bạ tại Sân vận động TP Đà Nẵng.
>>> Xem thêm video tòa nhà cao tầng ở Dubai chìm trong biển lửa
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận