Bạn cần biết

Quả nhót chữa hen phế quản

13/02/2017, 11:05
image

Quả nhót có vị chua, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng trị ho, trừ đờm, bình suyễn, trị tả.

qua-nhot

Quả nhót.

Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng trị ho, trừ đờm, bình suyễn, trị tả. Ngoài ra, rễ và lá nhót đều có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc lưu truyền như:

Hen phế quản: Hoa cúc bách nhật 6g, tỳ bà diệp 6g, quả nhót 10g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia ba lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 - 7 ngày.

Hen suyễn: Lá nhót sao vàng, tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày hai lần sáng, tối liên tục hai tuần. Hòa vào nước cơm nóng để uống.

Ho ra máu: Lá nhót tươi 24g, đường kính 15g. Dùng nước sôi hãm như hãm trà. Ngày uống hai lần sau bữa ăn.

Tiêu chảy: Quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày một thang, chia ba lần.

Kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày một thang, chia ba lần, uống liên tục từ 7- 10 ngày.

Phong thấp, đau nhức khớp: Rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt, uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống một chén 20 - 25ml vào bữa cơm.

(Hội Đông y Việt Nam)

Xem thêm video:

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.