Ngày 6/5, Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, Thông tư số 08/2020 của Bộ GTVT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 1/11/2020.
Các báo hiệu phục vụ giao thông đường thủy phải được thiết kế, sản xuất và lắp đặt theo quy định tại Quy chuẩn được ban hành kèm thông tư trên .Theo quy chuẩn trên, mẫu biển báo hiệu cho phép phương tiện thủy được phép neo đậu, số hàng phương tiện được neo đậu có một số điểm thay đổi so với hiện nay. Đó là chữ cái, chữ số trên biển báo nhỏ gọn, không chiếm gần hết diện tích bề mặt biển báo hiện tại.
Cụ thể, biển báo cho phép phương tiện neo đậu có hình vuông, nền biển màu xanh lam, trên nền biển có chữ P màu trắng. Nơi đặt biển báo này có ý nghĩa thông báo phương tiện thủy được phép neo đậu hoặc trú ẩn tránh bão lũ trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu, hoặc phạm vi giới hạn khu vực cảng bến. Còn trên biển báo chỉ ghi chữ số La Mã mà trắng (ví dụ: II, III, IV) mang ý nghĩa thông báo số hàng tối đa phương tiện được phép neo đậu.
Cùng là biển hình vuông, nền xanh nhưng nền biển có chữ số màu trắng (ví dụ: 50, 60) có ý nghĩa cho phép phương tiện được neo đậu trong phạm vi vùng nước có chiều rộng tính từ mép cảng, bến ra phía luồng và bằng con số ghi trên biển báo hiệu. Chiều rộng tính bằng mét. Biển này dùng để xác định phạm vi vùng nước trong sông, kênh hẹp và không đặt phao dưới nước.
Trong khi biển báo cho phép phương tiện neo đậu có màu xanh, biển báo cấm phương tiện thả neo, đậu đỗ có viền đỏ, gạch chéo màu đỏ và kèm theo dấu hiệu cấm có màu đen (chữ P, mỏ neo, cọc bích).
Dưới đây là những biển báo cho phép và cấm phương tiện neo đậu, người tham gia giao thông thủy cần đặc biệt lưu ý.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận