Nghị định 63/2018 quy định rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án PPP - Ảnh: Dự án xây dựng cầu Bạch Đằng được triển khai bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT |
Theo Nghị định 63/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia (1). Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư: Dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án; dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT (2).
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp (1), (2) nêu trên của bộ, ngành mình. HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư: Dự án nhóm A không thuộc trường hợp quy định tại (2) nêu trên; dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công; dự án nhóm B áp dụng loại hợp đồng BT (3). UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp quy định tại (1), (2), (3) nêu trên của địa phương mình.
Trước đó, Nghị định 15/2015 chưa có quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP mà chỉ có quy định về quyết định chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, đồng thời dẫn chiếu lại pháp luật về đầu tư công.
Khoản 2 Điều 17, Nghị định 15/2015 quy định: “Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, bộ, ngành, UBND cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận