Săn cua đá ven biển Cà Mau
Vùng biển Tây Nam của Tổ quốc dài hơn 300km bờ biển với địa hình nhiều đảo, bờ kè thích hợp cho cua đá trú ngụ và sinh sống. Tại Cà Mau, cua đá xuất hiện nhiều ở các khu vực cửa biển, nhất là trong các hốc đá, bờ kè bằng bê tông.
Đây là loài đặc sản được nhiều người biết tới bởi độ ngon ngọt, chắc thịt. Nghề săn cua đá cũng đã giúp cho hàng chục hộ dân nghèo ven biển Cà Mau có thêm thu nhập.
Bà Huỳnh Thu Hà (ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: "Cua đá chỉ nặng trung bình từ 150-200 gram. Cua cái chắc thịt hơn cua đực, thịt càng cua rất ngọt, có vị thơm đặc biệt nên đa số khách du lịch đến Cà Mau muốn thưởng thức cua đá hoặc mua làm quà biếu bạn bè, người thân".
Có hơn 5 năm làm làm nghề săn cua đá, ông Phan Văn Sồi ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau chia sẻ, mùa gió chướng về (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), việc săn cua đá nhộn nhịp hơn hẳn.
"Cua đá có màu tím sậm và màu xám đen. Càng cua thường có màu tím đen hoặc xám trắng, ngoe có nhiều lông mềm. Với 100 cái rập cua, mỗi ngày tôi bắt được khoảng 5-7kg cua đá, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ)", ông Sồi chia sẻ.
Hiện tại, ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây có gần chục hộ dân làm nghề săn cua đá dọc theo tuyến bờ kè hoặc vách đá.
"Nghề này giúp tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình. Cũng chính nghề này mà 7 đứa con của tôi được ăn học đàng hoàng. Đều đặn mỗi ngày, khoảng 15h hôm trước đi đặt thì 7h sáng hôm sau đi thăm rập", ông Sồi chia sẻ thêm.
Dụng cụ chính để săn bắt cua đá là những cái rập, mồi dụ cua là các loài cá tạp.
Người gắn bó với công việc săn cua đá đã và đang có thu nhập từ 300.000-500.000 đồng/ngày. Cua đá được nhiều thực khách ưa chuộng và chế biến thành nhiều món ngon, độc đáo như: cua đá rang muối, cua đá nướng, đặc biệt là cua đá hấp bia, cua đá hấp sả rất thơm ngon.
Thời điểm này, các cơ sở, hộ làm khô cá biển ở thị trấn Cái Đôi Vàm (Cà Mau) đang tất bật làm việc mỗi ngày để kịp giao hàng dịp tết Nguyên đán 2024.
Bình luận bài viết (0)
Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!
Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi 60 giây nữa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận