Liên tục thoả thuận khủng
Thời gian qua, giao dịch cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) liên tục xuất hiện “hiện tượng lạ” khi các giao dịch thoả thuận từ 6-8 triệu cổ phiếu trao tay và được chia thành 2-3 lô mỗi tuần đều đặn.
Nhiều nhất là các giao dịch có khối lượng giống nhau gần 4,5 và gần 3,7 triệu cổ phiếu/lô.
Đại hội cổ đông Eximbank liên tục bất thành
Hiện tượng này đã diễn ra trong suốt từ đầu quý 3 đến nay. Cá biệt có một số lô lớn hơn lên tới trên dưới 10 triệu cổ phiếu/lô, trong đó lô lớn nhất là hơn 17 triệu cổ phiếu. Đây cũng là lô cổ phiếu sang tay lớn nhất trong vòng 1 năm qua.
Kết quả kinh doanh quý 3 kém sáng sủa
Kết quả kinh doanh quý 3 của Eximbank cho thấy, thu nhập lãi thuần chỉ đạt 737 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước; Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 77 tỷ đồng, giảm 25%; Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 68 tỷ đồng, giảm 40%. Điểm sáng ít ỏi là mua bán chứng khoán đầu tư đạt 43 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý 3 Eximbank chỉ đạt 412 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ 2020. Lũy kế từ đầu năm, lợi nhuận trước thuế Eximbank đạt 966 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2020.
Riêng trong khoảng thời gian này đã có khoảng 200 triệu cổ phiếu EIB được trao tay qua phương thức thoả thuận. Còn nếu tính từ đầu năm thì khối lượng giao dịch thoả thuận lên đến hơn 350 triệu đơn vị.
Các giao dịch thoả thuận lô lớn, khối lượng giống nhau và thời gian đều đặn khiến nhiều người chú ý. Một số nghi ngờ cho rằng, rất có thể đây là hoạt động thay đổi sở hữu giữa các nhóm cổ đông.
Cục diện Eximbank có thay đổi?
Đáng chú ý, một cổ đông lớn của của Eximbank là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) sở hữu tròn 15% vốn điều lệ EIB (tương đương hơn 185 triệu cổ phần) được đặc biệt quan tâm khi ngân hàng này vừa hoàn tất mua 49% cổ phần từ công ty con của VPBank là FE Credit.
Việc SMBC đổi “khẩu vị” đã được đánh tiếng từ lâu khi cổ đông này không còn kiên nhẫn với những bất ổn nội bộ của Eximbank. Do đó, việc SMBC phải thoái vốn tại Eximbank (để đáp ứng quy định không cùng lúc là cổ đông chiến lược sở hữu 15% vốn tại hai ngân hàng) đã được theo dõi.
Tuy nhiên, kể từ khi SMBC rút đại diện trong Hội đồng quản trị tại Eximbank hồi cuối năm 2019, cũng là thời điểm SMBC bắt đầu thương lượng thương vụ FE Credit, đến nay không có thông tin nào về việc SMBC nhượng 15% cổ phần cho bên thứ ba.
Mới đây trên thị trường dấy lên thông tin Tập đoàn DOJI/ nhóm cổ đông liên quan đến DOJI mua lại 15% cổ phần EIB từ SMBC. Tuy nhiên, ngay sau đó đại diện DOJI đã bác bỏ thông tin này.
Liệu SMBC có “xé lẻ” hơn 185 triệu cổ phần để thoả thuận hay không vẫn chưa có thông tin cụ thể. Tuy nhiên, những đột biến giao dịch gần đây của EIB khiến nhiều người kỳ vọng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn tại EIB sẽ thay đổi để phá vỡ cục diện bế tắc suốt mấy năm qua.
Bởi do sự cân bằng về tỷ lệ sở hữu giữa các nhóm cổ đông trong khi không có sự đồng thuận đã khiến ngân hàng này không thể thực hiện quyền lợi cơ bản nhất của các cổ đông là tổ chức đại hội cổ đông thường niên trong hơn hai năm qua.
Trong đại hội cổ đông thường niên 2020 diễn ra ngày 26/4/2021, lần đầu tiên tỷ lệ cổ đông có mặt rất cao, đại diện cho 94,6% cổ phần. Nhưng đại hội vẫn bất thành vì các cổ đông đại diện cho 54,6% cổ phần trong tổng số 94,6% cổ phần không thông qua quy chế đại hội.
Trong cơ cấu các nhóm cổ đông chính hiện nay, một số nhóm nhà đầu tư nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ nhóm nhà đầu tư liên quan đến Ngân hàng TMCP Nam Á sở hữu lượng cổ phần gần 40%.
Trong khi đó, một nhóm nhà đầu tư khác có liên quan đến một quỹ cùng với một số pháp nhân và thể nhân nước ngoài cũng sở hữu trên 40%. Do đó, khi SMBC “buông” 15% vốn có thể khiến cục diện tại Eximbank thay đổi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận