Doanh nghiệp

Sự thật vụ nước C2, Rồng đỏ bị tố nhiễm độc chì?

10/05/2016, 13:54
image

Sự thật về nước C2, Rồng đỏ có hàm lượng chì vượt mức cho phép, bị dân mạng tố đầu độc người dùng?

c2-rong-do-nhiem-chi

Nước giải khát C2, Rồng đỏ của URC bị tố có hàm lượng chì vượt mức cho phép

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), con người khi sử dụng nước nhiễm chì vượt phép trong thời gian dài có thể bị nhiễm độc và tử vong.

Nghi án hàng triệu chai nước giải khát C2, Rồng đỏ nhiễm chì đang trôi nổi?

Vài ngày gần đây, dư luận trên mạng xã hội trong nước đang hoang mang với thông tin hàm lượng chì trong nước giải khát C2, Rồng đỏ vượt quá mức cho phép, "đầu độc" người tiêu dùng.

Theo đó, vụ việc xuất phát từ tờ "Phiếu kết quả kiểm nghiệm" vủa Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (NIFC, Bộ Y tế). Phiếu kết quả kiểm nghiệm này có số hiệu 3600/PKN-VKNQG do PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo ký ngày 21/4/2016.

Cụ thể, đây là phiếu kiểm nghiệm Acid Citric, chất được dùng để tạo vị chua, điều vị và bảo quản trong thực phẩm và nước giải khát. Chất này được URC Hà Nội sử dụng trong việc sản xuất C2 và Rồng đỏ.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng chì là 0,84mg/l. Trong khi đó, hàm lượng chì cho phép là không quá 0,05mg/l trong thành phẩm và 0,5mg/l trong nguyên liệu.

Ngoài ra, URC còn bị tố nhập nguyên liệu Acid Citric có hàm lượng chì vượt phép từ nhà cung cấp Trung Quốc có tên Weifang Ensign Industry Co., Ltd – Yixing (?)

Cơ quan chức năng, URC nói gì?

13141141_1739144769700047_1889853185_n

Phiếu kiểm nghiệm cho thấy nguyên liệu sản xuất C2, Rồng đỏ của URC vượt mức cho phép.

Để rộng đường dư luận, PV Báo Giao thông đã có liên hệ và đã làm việc với NIFC. Tuy nhiên, đơn vị này nói chỉ có chức năng kiểm nghiệm, mọi thông tin liên quan cần liên hệ với Bộ Y tế.

Liên hệ với ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế thì vị này cho biết đây là kết quả kiểm nghiệm riêng của URC theo quy định. Thanh tra Bộ chỉ thông tin kết quả do Thanh tra kiểm tra.

Trao đổi với Báo Giao thông, bà Nguyễn Thiên Hương, Phụ trách truyền thông của Công ty URC Việt Nam đã xác nhận phiếu kiểm nghiệm nói trên và cho biết đây chỉ là kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu, không phải kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.

Bà Hương cũng khẳng định URC Việt Nam tuân thủ quy định của Bộ Y tế - tức là định kỳ 6 tháng sẽ gửi mẫu sản phẩm để kiểm tra tiêu chuẩn. URC đã gửi mẫu (trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ) đến Viện nói trên để kiểm tra và kết quả cho thấy hàm lượng chì vượt mức cho phép (đúng như trong văn bản được chia sẻ trên mạng xã hội - PV). 

Bộ Y tế nói gì về nghi án C2, Rồng đỏ nhiễm độc chì?

Cục ATTP (Bộ Y tế) đã chủ động chỉ đạo Chi Cục ATVSTP TP Hà Nội lấy 5 mẫu sản phẩm C2, 5 mẫu sản phẩm Rồng đỏ ngẫu nhiên trên thị trường thuộc các lô sản xuất khác nhau; đồng thời, Cục ATTP cũng tiến hành lấy mẫu nguyên liệu Citric acid tại nhà máy Công ty TNHH URC Việt Nam để kiểm nghiệm hàm lượng chì và yêu cầu đơn vị kiểm nghiệm trả kết quả nhanh nhất có thể để công bố.

Đáng chú ý là theo bà Nguyễn Thiên Hương, URC gửi mẫu trên đến 6 trung tâm kiểm định gồm Quartest 1, Quartest 3, ASE, Eurofin, SGS và NIFC thì chỉ có duy nhất kết luận của NIFC là có hàm lượng chì vượt mức cho phép. Tuy nhiên, khi PV làm việc với đại diện NIFC thì cơ quan này lại "đá " trách nhiệm sang Bộ Y tế. Trong khi đó, dù biết mẫu nguyên liệu có hàm lượng chì vượt mức cho phép nhiều lần (có thể khiến người dùng nhiễm độc và tử vong), nhưng URC vẫn cho phép sản phẩm C2 và Rồng đỏ lưu hành rộng rãi ra thị trường.

Hiện tại, mẫu này được URC gửi đi Trung tâm Kiểm nghiệm Quốc tế tại Singapore nhưng chưa có kết quả.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người khuyên rằng trước khi có kết quả kiệm nghiệm mới từ cơ quan chức năng và một cơ quan khác, nên cân nhắc khi sử dụng nước giải khát C2 và Rồng đỏ.

Trước đó, Công ty URC Việt Nam từng có nhiều vụ "lùm xùm" như phát hàng khuyến mại quá hạn, dùng nguyên liệu quá hạn, xả thải chui, xây nhà máy 38 triệu USD không phép...

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc nói trên.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết chiều 9/5, đơn vị này đã lấy mẫu ngoài thị trường và tại URC với sản phẩm nước giải khát C2 và Rồng đỏ. Các mẫu này sẽ được kiểm nghiệm tại đơn vị khác để đảm bảo khách quan.

Ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cũng cho biết hôm nay đã ký quyết định khảo sát để chuẩn bị thanh tra 4 công ty nước giải khát lớn gồm Coca Cola, Pepsi Cola, Wonderfarm
 và URC.

>>> Xem thêm video: Cục ATTP vào cuộc vụ nước ngọt siêu bẩn Đinh Nguyên

 

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.