Tài liệu Panama “bóc mẽ” sự giàu sang cất giấu ở nước ngoài của nhiều nhân vật quan trọng |
11,5 triệu tài liệu đã được phân phối và phân tích bởi 400 các nhà báo, ở 107 tổ chức truyền thông của hơn 80 quốc gia, bằng 25 ngôn ngữ. Dự kiến danh sách đầy đủ của các công ty và cá nhân sẽ được công khai vào đầu tháng 5 tới.
Nhiều chuyện động trời
Việc công bố Tài liệu Panama có thể ảnh hưởng đến nhiều lãnh đạo thế giới và nhiều nước. Nó làm thay đổi thái độ của người dân về tài sản của các chính khách cất giấu ở nước ngoài, kéo theo hàng chục cuộc điều tra. Mở đầu bằng sự sụp đổ của Thủ tướng Iceland và rất có thể sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Thậm chí, Tài liệu Panama còn rò rỉ về sự giàu sang cất giấu ở nước ngoài của các nhân vật thân tín với nhiều nhà lãnh đạo khác.
Qua Tài liệu Panama lần nữa cho thấy, nhiều tổ chức truyền thông đã thành công ở nước ngoài hơn là trong nước. Ví dụ, tờ New York Times hiếm khi có những tác động dẫn đến những thay đổi lớn trong xã hội Mỹ, trong khi đó ở các nước đang phát triển, một câu chuyện có thể thay đổi mọi thứ và điều này diễn ra thường xuyên.
Những sự kiện được Trung tâm Nghiên cứu Tham nhũng và Tội phạm có tổ chức (OCCRP) đặt tại Sarajevo (Bosnia và Herzegovina) công bố từ năm 2009, đã dẫn đến sự ra đi của hơn một chục bộ trưởng và chính trị gia (trong đó có cả thủ tướng), giúp Chính phủ thu về trên 2,8 tỷ USD tiền phạt, nhiều tài sản bị thu hồi hoặc bị đóng băng, hơn 80 cuộc điều tra hoặc truy tố hình sự, hơn 1.300 công ty phải đóng cửa và nhiều thay đổi đáng kể trong xã hội được dư luận đồng tình, hoan nghênh.
Ở nhiều nước đang phát triển, phương tiện truyền thông đảm nhận việc điều tra chỉ sống còn với sự giúp đỡ của chính phủ các nước phương Tây, như Quỹ Xã hội mở (OSF) và một vài quỹ phi lợi nhuận hoặc cá nhân khác. Thậm chí sau đó, tất cả số tiền thu được đều dùng cho việc phát triển ở nước ngoài, báo chí chỉ chiếm khoảng 1%.
Theo Trung tâm Hỗ trợ truyền thông quốc tế (CIMA), báo chí điều tra chỉ nhận được 2-3% chi phí này. Quỹ Chính phủ thu được qua OCCRP phục vụ riêng cho công tác điều tra chỉ có thể trả tiền mang tính hỗ trợ.
Nhà báo điều tra ít được hỗ trợ
Nếu báo chí điều tra mang lại hiệu quả, thì lợi ích, lợi nhuận cuối cùng thuộc về Chính phủ, nhưng Chính phủ lại không hỗ trợ cho báo chí điều tra? Thực tế điều này ai cũng biết nhưng các nhà tài trợ và tổ chức không hiểu hết những gì báo chí điều tra đang làm hoặc có trường hợp cố tình lờ đi, bởi nó đụng chạm đến những người có chức, có tiền.
Một lý do làm cho công tác điều tra báo chí gặp trở ngại là không tự đứng ra đào tạo nhân lực nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ. Giống như tất cả các ngành nghề khác, kỹ năng điều tra báo chí rất cao, phải mất 10.000 giờ kinh nghiệm mới có thể thuần thục được, không khác gì đào tạo một võ sĩ quyền anh. Đối với nghề báo, muốn trở thành phóng viên (PV) điều tra, trước tiên phải là nhà báo giỏi, thạo việc. Ở nhiều quốc gia, PV điều tra thì có nhưng biên tập viên (BTV) điều tra lại không có, thậm chí có nước thiếu hẳn hoặc không có cả hai nguồn lực này.
Một BTV điều tra không chỉ đào tạo một PV mà chính BTV này cũng phải vào cuộc như PV mới hiểu rõ được sự việc. Ví dụ, phát triển các kỹ năng như phỏng vấn, tìm kiếm và tìm hiểu hồ sơ, phân tích dữ liệu, cho đến kỹ thuật phỏng vấn, phát triển nguồn và nhiều kỹ năng đặc biệt khác. Hiểu được mối quan hệ này là rất quan trọng để phát triển các báo cáo điều tra có chất lượng cao.
Vấn đề này không phải tất cả các nhà tài trợ, hay “mạnh thường quân”, hoặc Chính phủ hiểu được, nên nhiều quốc gia không có PV điều tra. Một số người lại không phân biệt sự khác nhau giữa báo chí hàng ngày, thời sự chính trị và PV điều tra, do đó sản phẩm của những người tự cho là điều tra không đạt tới độ thuần thục chuyên môn và yêu cầu của cuộc sống. Thực tế số PV điều tra rất hiếm đứng trên góc độ chuyên môn đánh giá. Với Tài liệu Panama, công sức của 400 nhà báo ở ICIJ (Hiệp hội các Nhà báo điều tra quốc tế) đã thu về cho các nước hàng tỷ USD, chưa kể những lợi ích vô hình khác.
PV điều tra không phải là một nghề hay một DN đơn thuần mà nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khác và cũng là nghề rất nguy hiểm, nhà báo phải đối mặt với kiện tụng, trả thù bởi các cá nhân và chính phủ cực đoan. Trong tay của các nhà quản lý kém, nó có thể phản tác dụng, dẫn đến những câu chuyện rắc rối, có thể làm tổn thương hoặc gây nguy hiểm cho nhà báo lẫn những người có liên quan.
Đây cũng là tiêu chí để đánh giá việc đào tạo và sử dụng PV điều tra cũng như sản phẩm của họ. Trong số 10.000 PV điều tra trên toàn thế giới, chỉ có khảng vài trăm BTV có kinh nghiệm, những người này thường có sản phẩm tốt, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận