Ảnh minh họa |
Nợ công đang tiến sát ngưỡng
Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nói rằng: “Chúng ta đang ở trong bối cảnh nợ công đang tiến đến sát ngưỡng. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển thực hiện mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nhu cầu vốn lớn nhưng nguồn lực có hạn nên vẫn cần vay để đầu tư. Hơn nữa khi đã là nước thu nhập trung bình thì các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần”.
Chỉ thị 02 cũng đã nói rõ, áp lực tăng vay nợ cho đầu tư phát triển rất lớn thúc đẩy gia tăng nợ công. Nợ công đang tăng nhanh, dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ sát giới hạn Quốc hội phê duyệt. Bên cạnh đó, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững do sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn làm phát sinh rủi ro tái cấp vốn và tạo ra áplực trả nợ lớn trong ngắn hạn.
Ngoài ra, chi phí huy động vốn vẫn còn cao, một số dự án đầu tư sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không trả được nợ, phải tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển sang cơ chế nhà nước đầu tư vốn, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ, nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án hoàn thành nhưng không đạt được mục tiêu đề ra....
Quy mô nợ công đang ở mức cao
Khẳng định công tác quản lý nợ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, xong ông Hoàng Hải – Cục phó Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng khẳng định quy mô nợ công so với GDP đang ở mức cao nhưng vì nguồn lực có hạn nên vẫn cần thiết phải vay để đầu tư. Chính vì vậy, “nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi”, ông Hải nói.
Năm 2013, huy động trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm chiếm 14%, kỳ hạn 10 năm tăng từ 4%, kỳ hạn 15 năm là 2% đến năm 2015, tỷ lệ các loại trái phiếu lần lượt tăng lên là 27%, 4% và 6%. |
Theo số liệu được ông Hải nêu, năm 2014 huy động 627.800 tỷ đồng. trên 98% vốn vay đã được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2014 là 13,8%, năm 2013 là 15,2% tổng thu ngân sách nhà nước. Số trả nợ năm 2015 dự kiến là 16,1%.
Ông Long thông tin, với các quy định mới trong Luật Đấu thầu, Luật Quản lý nợ và dự thảo Luật Ngân sách sửa đổi… đều thể hiện tư tưởng quyết liệt đảm bảo an toàn nợ công. Ông khẳng định sẽ “ráo riết kiểm soát các khỏa nợ đánh giá rủi ro các khoản nợ, quản lý chặt các khoản nợ nhất là các khoản vay mới. Tính đúng tính đủ theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép”.
Tăng tỷ giá không tác động tới nợ công
Theo ông Long, với việc tỷ giá tăng vừa qua không có tác động đến nợ công. Ông Long giải thích, trong cơ cấu nợ của chính phủ hiện nay, số nợ bằng VND tương đương tỷ lệ 54% và 46% là nợ bằng các đồng tiền khác (trong đó, ½ số này là nợ bằng USD). Ông Long cho biết, khi vay nợ bằng ngoại tệ thì trả bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên, khi USD tăng giá so với VND nhưng lại giảm giá với nhiều đồng tiền khác. Vì vậy tính tổng phần tăng từ USD so với VND và phần giảm ở các khoản nợ trả bằng USD và các ngoại tệ khác tính tỷ giá chéo qua USD thì tương đương nhau.
Giải tỏa băn khoăn của dư luận khi nợ DNNN chưa được tính vào nợ công, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại giải thích, DNNN đã được giao vón và chịu trách nhiệm với hoạt động của mình. DNNN đã bình đẳng với các loại hình DN khác nên nếu tính nợ của DNNN vào nợ của chính phủ, nợ của quốc gia là không công bằng với các DN khác. Cũng theo lãnh đạo Bộ Tài chính, trong vòng 10 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam vay nợ 4-5 tỷ USD. Còn con số đến nay tổng nợ công của Việt Nam là bao nhiêu vẫn chưa được thông tin cụ thể.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận