Khám phá

Tàu Ấn Độ đã "ngủ" và có thể không bao giờ thức dậy: Chờ tin ngày 22/9

10/09/2023, 10:26

Hai tàu Ấn Độ là Vikram và Pragyan đã được thiết lập chế độ ngủ. Ngày 22/9 tới chúng ta sẽ có câu trả lời về việc bộ đôi này có "tỉnh dậy" hay không.

Tàu Ấn Độ vĩnh viễn chìm trong bóng đêm Mặt trăng?

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đưa tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan lên bề mặt Mặt trăng vào ngày 23/8.

Giờ đây, khi ngày Trăng kết thúc - cực Nam chìm vào bóng đêm lạnh lẽo, sứ mệnh của bộ đôi tàu vũ trụ Ấn Độ có thể kết thúc. Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã đưa Vikram và Pragyan vào chế độ ngủ.

Vikram

Tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan đều chạy bằng năng lượng Mặt trời. Nguồn: ISRO

Chúng ta đã quen với các sứ mệnh thám hiểm trong những năm qua, phần lớn nhờ vào các tàu thám hiểm sao Hỏa tự hành của NASA.

Nhưng những chiếc rover thám hiểm đó bên trong nó có máy điện MMRTG (Máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ đa nhiệm vụ) hoạt động trong nhiều năm.

Chúng cũng thực sự đắt tiền, trong khi sứ mệnh Chandrayaan-3 chỉ tiêu tốn khoảng 75 triệu USD.

Tàu Vikram và Pragyan lại dựa vào năng lượng Mặt trời để hoạt động và khi đêm Trăng đang đến, chúng trở nên im lìm.

Tàu Pragyan đã truyền tất cả dữ liệu từ nhiệm vụ kéo dài 12 ngày Trái đất (bằng 1 ngày Trăng) của mình và hiện đang ngủ đông.

Nhiệt độ trên bề mặt Mặt trăng sẽ giảm mạnh xuống -120C và các thiết bị điện tử của tàu vũ trụ không được chế tạo để xử lý điều đó.

ISRO cho biết pin trên tàu đã được sạc và đầu thu vẫn bật. Một số nhà khoa học Ấn Độ hy vọng mong manh rằng nó có thể được đánh thức lại khi màn đêm trôi qua và có thể tiếp tục sứ mệnh của mình vào ngày 22/9 khi bình minh trở lại.

Dù Vikram và Pragyan có thể vĩnh viễn chìm trong đêm tối Mặt trăng, cho đến nay, cả hai đã giúp sứ mệnh Chandrayaan-3 thành công mỹ mãn.

Mục tiêu kỹ thuật của sứ mệnh là hạ cánh an toàn trên Mặt trăng và chứng minh khả năng lái xe tự hành trên Mặt trăng của tàu thám hiểm, Vikram và Pragyan đều đã đáp ứng được.

Mục tiêu khoa học của sứ mệnh là phát hiện băng nước và mô tả đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Mặt trăng.

Hai con tàu mang theo một máy quang phổ phục vụ cho mục đích trên. Các phép đo của nó cũng sẽ góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về tác động của Mặt trăng và sự tiến hóa của bầu khí quyển Mặt trăng.

Vẫn có khả năng Vikram và Pragyan có thể thức dậy sau khi màn đêm buông xuống. Mặt trời sẽ quay trở lại vào ngày 22/9 và ISRO hy vọng bộ đôi này có thể tiếp tục sứ mệnh của mình.

Câu trả lời sẽ tỏ vào ngày 22/9 này.

Bước đệm cho ngành vũ trụ Ấn Độ

Kể từ ngày lịch sử 23/8/2023 diễn ra, ISRO liên tục cập nhật thông tin/dữ liệu từ 2 con tàu và đã công bố rộng rãi cho công chúng.

Các phép đo nhiệt độ do tàu đổ bộ Vikram thực hiện cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa nhiệt độ ngay trên và ngay dưới bề mặt.

Trong khi niệt độ bề mặt là 50 độ C, thì cách bề mặt vài mm là -10 độ C. Đây là lần đầu tiên nhiệt độ được đo ở gần vùng cực Nam.

Lớp trên cùng của regolith (bụi đá) hoạt động như một chất cách điện và dẫn nhiệt không tốt.

Tàu thám hiểm Pragyan còn phát hiện lưu huỳnh ở cực Nam. Mặc dù lưu huỳnh đã được phát hiện ở nơi khác trên Mặt trăng, nhưng đây là lần đầu tiên nó được phát hiện ở cực Nam. Đây cũng là lần đầu tiên lưu huỳnh được phát hiện bằng các phép đo tại chỗ.

Các nhà khoa học Ấn Độ đang tiến hành phân tích phần còn lại của dữ liệu và sẽ cung cấp cho các nhà khoa học quốc tế.

photo-1

Tàu đổ bộ và tàu thám hiểm của sứ mệnh Chandrayaan-3 trước khi cất cánh. Ảnh: ISRO

Thành công của Chandrayaan-3 góp phần nâng cao kỹ năng của Ấn Độ trong các sứ mệnh không gian.

Họ đã phóng nhiều vệ tinh cho chính họ và cho các quốc gia khác. Tàu quỹ đạo Sao Hỏa Mangalyaan của họ đã hoạt động được 7,5 năm. Ấn Độ cũng sắp thực hiện sứ mệnh đầu tiên tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

ISRO cũng đang lên kế hoạch thực hiện một sứ mệnh chung lên Mặt trăng với Nhật Bản có tên là Sứ mệnh thám hiểm vùng cực nam Mặt trăng (LUPEX).

Then chốt của sứ mệnh Chandrayaan-3

Khi nói đến sự thành công của Chandrayaan-3, các sản phẩm của các công ty Renesas Electronics, Microchip Technology, Texas Instruments (TI) và Infineon Technologies đóng vai trò then chốt.

Sự thành công của các sứ mệnh đầy tham vọng như Chandrayaan-3 của Ấn Độ phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến có thể chịu được môi trường không gian khắc nghiệt.

Trọng tâm của thành công này là các linh kiện điện tử mang lại hiệu suất vượt trội đồng thời đủ mạnh mẽ để chịu đựng các điều kiện đáng sợ ngoài vũ trụ

Các sứ mệnh không gian, đặc biệt là các nỗ lực trên Mặt trăng, đòi hỏi các linh kiện điện tử vừa tiết kiệm năng lượng vừa có độ tin cậy cao.

Sự cân bằng tinh tế giữa kích thước, trọng lượng và sức mạnh là rất quan trọng, vì bất kỳ sự vượt quá nào trong các thông số này đều có thể gây nguy hiểm cho sự thành công của sứ mệnh.

Hơn nữa, không gian chứa đầy các mối nguy hiểm về bức xạ có thể gây ra sự cố và rối loạn trong một sự kiện, có khả năng làm gián đoạn toàn bộ sứ mệnh.

Các sản phẩm của Renesas Electronics và nhiều công ty khác được thiết kế để chịu được những điều kiện khắc nghiệt này, đảm bảo chức năng liên tục của các hệ thống quan trọng.

Chưa hết, trong số những dụng cụ khoa học tích hợp cho Chandrayaan-3 phải nhắc đến ChaSTE - Thí nghiệm vật lý nhiệt bề mặt của Chandra.

Đây là thiết bị thăm dò Mặt trăng tiên tiến được phát triển bởi một nhóm nhà khoa học do Phòng thí nghiệm Vật lý Vũ trụ tại Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai phối hợp với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý (PRL) ở Ahmedabad, Ấn Độ phát triển.

Tàu Ấn Độ đã ngủ và có thể không bao giờ thức dậy - Ảnh 1.

Nhiệt độ bề mặt ở cực nam Mặt trăng vào ban ngày là 50°C. Bộ dữ liệu được lấy từ ChaSTE trên tàu đổ bộ Vikram. Nguồn: ISRO

Thiết bị cải tiến này được thiết kế để nghiên cứu hành vi nhiệt của bề mặt Mặt trăng, đặc biệt là ở vùng lân cận cực Nam.

Đầu dò của ChaSTE được trang bị 10 cảm biến nhiệt độ, cho phép đo nhiệt độ rất chi tiết ở các độ sâu khác nhau.

Trong khi đó thiết bị Máy quang phổ phân hủy cảm ứng bằng laser (LIBS) trên tàu thám hiểm của Chandrayaan-3 đã đạt được bước đột phá đáng kể khi tiến hành các phép đo tại chỗ bề mặt Mặt trăng gần cực Nam.

Những phát hiện ban đầu xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh, nhôm, canxi, sắt, crom, titan, mangan, silicon và oxy trên bề mặt Mặt trăng.

Máy quang phổ tia X hạt Alpha (APXS), được đặt trên tàu thám hiểm trên bề mặt Mặt trăng, là một thiết bị chuyên dụng được thiết kế để phân tích tại chỗ thành phần nguyên tố của đá và đất trên các thiên thể có bầu khí quyển mỏng, chẳng hạn như Mặt trăng.

Nó sử dụng các nguồn phóng xạ để phát ra các hạt alpha và tia X lên mẫu bề mặt.

Còn Phép đo phân cực quang phổ của Hành tinh có thể sống được Trái đất (SHAPE) trên Mô-đun đẩy của Chandrayaan-3 sẽ thực hiện các phép đo quang phổ và phân cực của Trái đất từ quỹ đạo Mặt trăng ở vùng cận hồng ngoại.

Những nỗ lực hợp tác và những nỗ lực của riêng Ấn Độ cho thấy công nghệ có thể khiến chúng ta tới gần hơn và hiểu rõ hơn Mặt trăng, trong tương lai là những thiên thể xa hơn như sao Hỏa...

Nguồn: EETimes, Sciencealert

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.