Ảnh minh họa |
Theo báo cáo ANZ-Roy Morgan của Ngân hàng ANZ công bố hôm 25/3, điều này xuất phát từ đánh giá của người tiêu dùng cho rằng thời điểm này không phải thời điểm tốt để mua các vật dụng chính trong gia đình. Tuy vậy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng này vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 134,5 điểm trong suốt thời gian qua (kể từ 2014 – 2015).
Xét về tình hình tài chính cá nhân hiện tại, 36% (giảm 2%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện “tốt hơn” năm trước, so với 19% (giảm 2%) cho biết tình hình tài chính gia đình họ “xấu hơn” (thấp nhất kể từ thời điểm tháng 7/2014).
Theo người tiêu dùng Việt Nam bảng khảo sát, 58% (không thay đổi) kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này trong năm tới so với chỉ 4% (giảm 3%) người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính của họ sẽ “xấu hơn”.
Thêm vào đó, 55% (giảm 3%) người tiêu dùng cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới và chỉ có 9% (giảm 4%) người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”.
Ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trƣởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ cho rằng: “Theo đánh giá vĩ mô của chúng tôi, nền kinh tế Việt Nam hiện đã chạm đáy và chúng tôi dự đoán sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp diễn trong giai đoạn 2015 – 2016”.
Ông này cũng cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tìm cách phục hồi với dòng chảy ổn định của nguồn vốn FDI và thặng dư thương mại ngày càng lớn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận