Thành Điện Hải vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt |
Theo đó, có 10 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 8, năm 2017) gồm Di tích lịch sử Đền Cửa Ông (Quảng Ninh; Di tích lịch sử Văn miếu Mao Điền (tỉnh Hải Dương; Di tích lịch sử Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi; Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 (Cao Bằng); Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Đọi Sơn (Chùa Long Đọi Sơn, Hà Nam).
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia (Hải Dương); Di tích lịch sử Thành Điện Hải (Đà Nẵng); Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương, Hà Nội; Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hoành Sơn (Nghệ An); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Chèm (Hà Nội).
Lâu nay thành Điện Hải bị xâm hại nghiêm trọng |
Đến nay, cả nước đã có 95 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thành Điện Hải là di tích đầu tiên của Đà Nẵng được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Trước đó, Hội đồng Di văn văn hóa quốc gia gồm 25 giáo sư đầu ngành văn hóa - lịch sử đã bỏ phiếu 100%, thống nhất đề nghị Thủ tướng ra Quyết định công nhận thành Điện Hải là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.
Theo ngành chức năng Đà Nẵng, thành Điện Hải (trước là đồn Điện Hải) được hoàn thành vào năm 1813 (Gia Long thứ 12), nằm gần phía biển để kiểm soát tàu thuyền ra - vào và trấn giữ Đà Nẵng. Thành có chu vi 139 trượng (khoảng 556m), cao 1 trượng 2 thước (khoảng 5m), xung quanh là hào sâu 7 thước (khoảng 3m). Đây là di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong những năm 1858 - 1860, khi Pháp lần đầu nổ súng xâm lược Việt Nam.
Sau năm 1975, Xí nghiệp Dược Trung ương V đã sử dụng thành làm nhà xưởng chế biến thuốc tân dược. Năm 1988, thành Điện Hải được công nhận là di tích cấp quốc gia, nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm bảo tồn, gìn giữ, nên nhiều đoạn tường và hào, rãnh phía Bắc và phía Tây Nam đã bị đập phá để mở đường vận chuyển thuốc và xây nhà kho…
Năm 2004, chính quyền TP Đà Nẵng cho trùng tu, tôn tạo bước đầu di tích. Đến năm 2007, UBND TP Đà Nẵng đã cho xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng trên thành Điện Hải, đập bỏ các dãy nhà kho của Xí nghiệp Dược Trung ương V. Từ một di tích quan trọng, thành Điện Hải có nguy cơ trở thành một phế tích.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận