Chuyện dọc đường

Tiết kiệm, hiệu quả khi có thêm đường băng

Đối với một cảng hàng không lớn và được phân kỳ đầu tư xây dựng như Long Thành, việc xây dựng đường cất/hạ cánh thứ hai bên cạnh đường cất/hạ cánh thứ nhất là rất cần thiết.

Mục đích để đáp ứng khai thác vận hành liên tục sau khi xây dựng xong. Nếu chỉ xây dựng một đường cất/hạ cánh thì không thể đáp ứng được điều kiện khai thác liên tục nếu xảy ra sự cố hàng không trên đường cất/hạ cánh đó.

Tiết kiệm, hiệu quả khi có thêm đường băng- Ảnh 1.

Đường cất hạ cánh thứ nhất sân bay Long Thành đang được thi công.

Khi chỉ có một đường cất/hạ cánh, cho dù xây dựng tốt đến mấy cũng không tránh khỏi việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, khi đó hoạt động khai thác sẽ bị gián đoạn.

Hơn nữa, để đảm bảo khai thác an toàn và liên tục trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt là đối với các tàu bay dân dụng, trên sân bay phải có các trang thiết bị dẫn đường và đảm bảo cất/hạ cánh (hệ thống điều khiển chỉ huy, hệ thống radar, hệ thống đèn tín hiệu hạ cánh, dẫn đường, biển báo hiệu...).

Do đó, nếu khi đang khai thác đường cất/hạ cánh thứ nhất mà phải bổ sung xây dựng đường cất/hạ cánh thứ hai, bắt buộc phải tạm thời dừng khai thác để đấu nối hệ thống đường lăn, sân đỗ... Ngoài ra, còn phải đấu nối, hiệu chỉnh hệ thống kỹ thuật, đảm bảo sự hoạt động đồng bộ cho cả hai đường cấ/ hạ cánh.

Đặc điểm của khí hậu nắng gió và địa chất tại Long Thành là đất bazan nên nếu xây dựng đường cất/hạ cánh thứ hai sau khi sân bay đã đi vào khai thác sẽ phát sinh bụi. Bụi ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các động cơ tàu bay, mài mòn, có nguy cơ uy hiếp an toàn bay do các động cơ tàu bay dân dụng hiện đại chủ yếu là loại turbine phản lực và turbine cánh quạt.

Mặt khác, nếu chỉ có một đường cất/hạ cánh thì khi phải dừng hoạt động để thực hiện các công việc bảo dưỡng, đấu nối... bắt buộc phải chuyển hướng cất/hạ cánh của tất cả các tàu bay đến một sân bay khác.

Thực tế khi đi vào khai thác, nếu chuyển hướng ở Long Thành thì điểm đến gần nhất chỉ có Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, việc chuyển hướng lên Tân Sơn Nhất rất khó khăn. Bởi thực tế năng lực thông hành của Tân Sơn Nhất hiện nay cũng đã gần bão hòa.

Về hiệu quả đầu tư đồng thời hai đường cất/hạ cánh ngay trong giai đoạn 1, ngoài các lợi ích về kỹ thuật, về tính liên tục trong khai thác, an toàn bay còn nhiều lợi ích khác.

Trong đó, để đảm bảo an toàn bay, trong giai đoạn 1 phần san nền đối với đường cất/hạ cánh thứ hai đã hoàn thành cơ bản đến cao độ thiết kế.

Như vậy, nếu xây dựng luôn đường cất/hạ cánh thứ hai, chỉ cần bổ sung một khoản chi phí không lớn để xây dựng kết cấu áo đường của đường cất/hạ cánh thứ hai, đỡ khoản phí xây dựng chiều dài của các đường lăn thoát nhanh, đường lăn nối và trang thiết bị đảm bảo bay.

Qua đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí do không phải khảo sát đo vẽ lại, không phải xây dựng hoàn thiện lại đối với phần nền đường của đường cất/hạ cánh thứ hai; Giảm thiểu được các chi phí có liên quan đến công tác quản lý dự án, công tác tổ chức xây dựng, công tác vận chuyển thiết bị... Đồng thời, chất lượng của công trình có tính đồng bộ, liên tục.

Như vậy, đề xuất xây dựng hoàn chỉnh trong giai đoạn 1 đối với hai đường cất/hạ cánh là phù hợp, không ảnh hưởng đến kỹ thuật cũng như tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đang thi công hiện nay. 

Làm sớm đường băng thứ 2 sân bay Long Thành lợi gì?Làm sớm đường băng thứ 2 sân bay Long Thành lợi gì?

ACV cho rằng việc triển khai đường băng số 2 sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1 là rất cần thiết để dự phòng, đảm bảo an toàn khai thác đồng bộ khi đưa vào khai thác.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.