Xã hội

Covid-19 ngày 13/1: Cả nước có 16.725 ca nhiễm, Hà Nội cao nhất 2.968 ca

Covid-19 ngày 13/1: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.725 ca nhiễm mới, trong đó, Hà Nội vẫn cao nhất với 2.968 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 12/01 đến 16h ngày 13/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.725 ca nhiễm mới, trong đó 25 ca nhập cảnh và 16.700 ca ghi nhận trong nước (tăng 634 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.822 ca trong cộng đồng).

img

Số bệnh nhân nặng đang điều trị trong ngày là 6.006 ca

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.968), Bình Phước (726), Bình Định (709), TP. Hồ Chí Minh (701), Khánh Hòa (677), Đà Nẵng (657), Cà Mau (599), Bến Tre (593), Hải Phòng (497), Tây Ninh (451), Đắk Lắk (417), Trà Vinh (360), Vĩnh Long (359), Bắc Ninh (346), Thanh Hóa (337), Bà Rịa - Vũng Tàu (329), Hưng Yên (324), Quảng Ninh (294), Thừa Thiên Huế (290), Quảng Ngãi (276), Lâm Đồng (238), Vĩnh Phúc (215), Hòa Bình (211), Hải Dương (203), Quảng Nam (201), Bắc Giang (199), Thái Nguyên (193), Bạc Liêu (185), Hậu Giang (168), Hà Giang (162), Nghệ An (158), Bình Thuận (150), Đồng Tháp (141), Cần Thơ (130), Nam Định (128), Tuyên Quang (126), Đắk Nông (123), Lạng Sơn (121), Thái Bình (121), An Giang (120), Đồng Nai (104), Sóc Trăng (101), Quảng Bình (99), Hà Nam (99), Gia Lai (93), Quảng Trị (83), Phú Yên (77), Kon Tum (76), Kiên Giang (76), Sơn La (73), Ninh Bình (69), Phú Thọ (68), Lào Cai (59), Tiền Giang (57), Điện Biên (55), Cao Bằng (50), Long An (49), Yên Bái (46), Lai Châu (44), Ninh Thuận (39), Hà Tĩnh (38), Bình Dương (24), Bắc Kạn (18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-99), Khánh Hòa (-95), Bà Rịa - Vũng Tàu (-71).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+416), Lạng Sơn (+121), Bến Tre (+94).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.012 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.975.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.019 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.969.294 ca, trong đó có 1.659.113 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (510.202), Bình Dương (291.804), Đồng Nai (99.069), Tây Ninh (84.070), Hà Nội (79.406).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 26.031 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.661.930 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.006 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.320 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 798 ca; Thở máy không xâm lấn: 143 ca; Thở máy xâm lấn: 726 ca; ECMO: 19 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 12/01 đến 17h30 ngày 13/01 ghi nhận 206 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (19) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (1), Đắc Lắk (1), Long An (1), Đồng Nai (1), Tiền Giang (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (30 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (14), Hà Nội (13), An Giang (11), Tiền Giang (11), Bình Dương (10), Long An (10), Cần Thơ (10), Tây Ninh (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Trà Vinh (7), Bến Tre (7), Sóc Trăng (6), Kiên Giang (6), Cà Mau (4), Bắc Ninh (3), Khánh Hòa (3), Lâm Đồng (3), Bình Thuận (3), Huế (2), Bình Định (2), Hà Giang (2), Phú Thọ (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Hòa Bình (2), Quảng Trị (1), Hải Phòng (1), Nghệ An (1), Hà Tĩnh (1), Đà Nẵng (1), Gia Lai (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 218 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.170 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.224.356 mẫu tương đương 75.979.528 lượt người, tăng 104.459 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 12/01 có 927.829 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 164.482.313 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.458.908 liều, tiêm mũi 2 là 71.707.029 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 14.316.376 liều.

Đà Nẵng thêm 657 F0, 2 mẹ con trốn cách ly đi bán thịt

Ngày 13/1, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 657 ca Covid-19. Trong đó, 59 ca đã cách ly tập trung, 221 ca cách ly tại nhà, 21 ca trong khu phong tỏa và 356 ca cộng đồng.

img

Lực lượng chức năng lấy mẫu cho người dân.

Chợ Cồn tiếp tục ghi nhận thêm 30 ca mắc cộng đồng mới là tiểu thương. Ngoài ra, có 2 tiểu thương thuộc chợ này tự đi xét nghiệm cũng có kết quả dương tính. Tính đến hiện tại, chuỗi lây nhiễm chợ Cồn đã ghi nhận 115 ca Covid-19. Chợ này đã tạm dừng hoạt động để áp dụng các biện pháp phòng dịch từ ngày 12/1.

Trong số các ca cộng đồng còn có 6 ca xét nghiệm định kỳ tại các công ty Crow, Công ty VietNam Kanzaki, Công ty Scavi Huế, Công ty Hữu Nghị, Công ty Pivina; 216 ca đến xét nghiệm tại các cơ sở y tế; 71 ca tự test nhanh dương tính...

Quận Sơn Trà là địa phương ghi nhận số ca Covid-19 cao nhất với 137 ca. Tiếp đến là quận Liên Chiểu 127 ca, quận Thanh Khê 117 ca, quận Hải Châu 91 ca. Ngành y tế nhận định 525/657 ca có nguy cơ lây lan cho cộng đồng.

Từ ngày 21/12/2021 đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 6.549 ca Covid-19.

Hai mẹ con tiểu thương “vượt rào” cách ly y tế, trốn ra chợ bán thịt

Đang bị cách ly y tế vì dịch Covid-19, hai mẹ con tiểu thương tại Đà Nẵng vẫn trốn ra chợ để bán thịt khiến người dân xung quanh hốt hoảng gọi công an đến xử lý.Ngày 13-1, Công an phường Tam Thuận (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà H.T.M.N (57 tuổi) và chị N.T.T (34 tuổi, trú phường Tam Thuận) vì hành vi "trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền" và "cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ".

img

Công an phường Tam Thuận vận động bà N. chấp hành các quy định về cách ly y tế phòng dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 7/1, kiệt (ngõ, hẻm – PV) K158A/14 Trần Cao Vân là nơi bà N. sinh sống có 12 ca dương tính Covid-19 nên UBND phường Tam Thuận ra quyết định thiết lập vùng cách ly y tế 60 hộ dân, gồm 200 nhân khẩu.

Trong khi người dân đều chấp hành nghiêm quy định cách ly thì bà N, và con gái chị T. vẫn đi ra chợ tạm buôn bán thịt, bất chấp quy định của ban chỉ đạo. Thấy bà N. và con gái dọn thịt ra bán, người dân xung quanh và những tiểu thương khác tại chợ hốt hoảng gọi điện trình báo công an.

Nhận tin báo, Công an phường Tam Thuận đã vận động hai mẹ con tiểu thương này quay về chấp hành cách ly để phòng dịch, nhưng bà N. và con gái đã xúc phạm công an phường, hô hào, kêu gọi, kích động mọi người gây sức ép với lực lượng làm nhiệm vụ.

Ngay sau đó, Công an phường Tam Thuận đã cưỡng chế 2 người về trụ sở, lập biên bản vi phạm hành chính. Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 phường Tam Thuận đã bắt buộc hai mẹ con tiểu thương cách ly tại nhà và tiếp tục giám sát, theo dõi.

Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca bệnh

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

img

Hôm nay cả nước thêm 16.135 F0, Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 3.000 ca

Ngày 12/01, Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Khánh Hòa.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-380), Cà Mau (-227), Lạng Sơn (-87).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (+138), Bà Rịa - Vũng Tàu (+106), Nam Định (+82).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.972 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.958.719 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.850 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.952.594 ca, trong đó có 1.633.082 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (509.501), Bình Dương (291.560), Đồng Nai (98.965), Tây Ninh (83.619), Hà Nội (76.438).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 38.943 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.635.899 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.032 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 4.304 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 834 ca; Thở máy không xâm lấn: 151 ca; Thở máy xâm lấn: 724 ca; ECMO: 19 ca.

Cả nước có 177 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 11/01 đến 17h30 ngày 12/01 ghi nhận 177 ca tử vong. Cụ thể, tại TP.HCM (18) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (2), Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

img

Số bệnh nhân nặng đang điều trị trong ngày là 6.032 ca

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (13), Bình Phước (13), Long An (13), Tiền Giang (13), Bến Tre (11 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (11), Trà Vinh (9), Đồng Nai (9), Vĩnh Long (7), Cần Thơ (7), Bình Định (6), Bình Dương (6), Khánh Hòa (5), Bạc Liêu (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Cà Mau (4), Đắk Lắk (3), Bình Thuận (3), Quảng Ngãi (3), Phú Thọ (2), Hải Phòng (2), Bắc Giang (2), Tây Ninh (2), Vĩnh Phúc (1), Bắc Ninh (1), Huế (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Hậu Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 213 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.964 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.119.897 mẫu tương đương 75.823.239 lượt người, tăng 63.067 mẫu so với ngày trước đó.

Nhiều người ở TP.HCM gặp di chứng hậu Covid-19

Tại Hội nghị triển khai các hoạt động trọng tâm của ngành y tế năm 2022 do Sở Y tế TP.HCM tổ chức chiều 12/1, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trình bày chuyên đề việc triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Trong báo cáo này, TS Anh Dũng đưa ra các thống kê về di chứng ở người hậu Covid-19 và các giải pháp của ngành y tế TP.HCM.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhân dân Gia Định về vấn đề sức khỏe sau Covid-19 trong giai đoạn từ 1/12/2021 đến ngày 10/1, 510 người đến khám hô hấp, 182 người đến khám thần kinh và 134 người khám tim mạch. Các vấn đề còn lại liên quan nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp.

img

Từ năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức đưa hậu Covid-19 vào mã bệnh tật quốc tế (U09.9).

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh tại Việt Nam, số lượng ca mắc Covid-19 vẫn tiếp tục tăng với gần 2% dân số bị lây nhiễm. Riêng tại TP.HCM, hơn nửa triệu người bị nhiễm. Trong số đó, hơn 300.000 người đã xuất viện.

"Con số 300.000 người khỏi Covid-19 bao gồm bệnh nhân nằm viện có triệu chứng từ nhẹ, trung bình, nặng đến nguy kịch. Vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 là vấn đề nóng và rất đáng quan tâm", TS Dũng nói.

Từ năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức đưa hậu Covid-19 vào mã bệnh tật quốc tế (U09.9).

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có khoảng 33-76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 ít nhất 6 tháng sau đợt cấp tính; 20% người bệnh phải tái nhập viện; 70-80% người bệnh phải theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy hội chứng hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh đồng mắc, mà còn gặp ở người trẻ tuổi, khỏe mạnh và mắc bệnh nhẹ.

Mặc dù các dữ liệu liên quan gánh nặng bệnh tật của hậu Covid-19 vẫn chưa có báo cáo đầy đủ, một số quốc gia đã biên soạn, hướng dẫn, lập phòng khám, mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Khu điều trị F0 nguy kịch ở Hà Nội kín giường

Khu điều trị bệnh nhân F0 nặng thuộc khu R13, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội. Từ 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3.

img

Hai tuần nay, các khu này luôn kín giường và quá tải.

Theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương, bệnh viện có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Thời gian gần đây, cơ sở y tế này điều trị khoảng 160-200 bệnh nhân, mỗi ngày tiếp nhận 20-30 F0.

"Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20 bệnh nhân.

Giường bệnh vẫn còn nhưng nhân lực để tiếp nhận, điều trị theo công suất tối đa của bệnh viện chưa đủ. Với số nhân lực hiện nay và số bệnh nhân đang điều trị, chúng tôi còn thiếu khoảng 10 bác sĩ, điều dưỡng. Vì thiếu người, nhân viên y tế phải trực liên tục 12 tiếng mỗi ngày. Sắp tới, nếu số bệnh nhân tiếp tục tăng cao, chúng tôi sẽ cần chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Sở Y tế", điều dưỡng Phương nói.

Điều dưỡng Phương cũng cho biết nhân lực tại khu vực tầng 3 sẽ chia thành 2 đội. Đội một sẽ ở trong phòng bệnh trực tiếp tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân. Đội còn lại sẽ ở ngoài điều phối, xử lý thông tin tại trung tâm điều hành qua vách ngăn phòng dịch.

Hệ thống camera giám sát có thể theo dõi đến từng giường của các bệnh nhân. Việc này giúp các nhân viên y tế trong trung tâm điều hành có thể quan sát toàn bộ bệnh nhân, kịp thời cấp cứu khi có tình huống khẩn cấp.

"Tại giường của mỗi bệnh nhân đều có máy đo chỉ số SpO2. Nhân lực ở trong bệnh phòng và trung tâm điều hành sẽ liên tục hỗ trợ nhau. Trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ ở bên ngoài cũng có thể lập tức vào bên trong", điều dưỡng này cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.