Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay:
Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 29/8 đến 17h ngày 30/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.224 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 14.219 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại Bình Dương ghi nhận nhiều nhất với 6.050 ca, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh (5.889), Long An (524), Đồng Nai (491), Tiền Giang (221), Khánh Hòa (126), Hà Nội (110), An Giang (90), Kiên Giang (73), Nghệ An (68), Tây Ninh (56), Đà Nẵng (54), Bình Thuận (46), Thừa Thiên Huế (40), Đồng Tháp (37), Cần Thơ (36), Trà Vinh (36), Bà Rịa - Vũng Tàu (33), Quảng Bình (30), Quảng Ngãi (30), Đắk Lắk (24), Bình Định (20), Sóc Trăng (19), Thanh Hóa (18), Bình Phước (15), Phú Yên (14), Bến Tre (11), Quảng Nam (10), Vĩnh Long (7), Ninh Thuận (7), Quảng Trị (6), Đắk Nông (5), Hà Tĩnh (4), Hậu Giang (4), Lâm Đồng (3), Bạc Liêu (3), Sơn La (2), Kon Tum (2), Hưng Yên (2), Bắc Ninh (2), Cà Mau (1) trong đó có 7.504 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.467 ca. Tại Bình Dương tăng 636 ca, TP. Hồ Chí Minh tăng 932 ca, Long An giảm 9 ca, Đồng Nai tăng 114 ca, Tiền Giang tăng 66 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 449.489 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 163/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.572 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 445.291 ca, trong đó có 226.042 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (215.810), Bình Dương (110.258), Đồng Nai (23.132), Long An (21.457), Tiền Giang (9.438).
Hôm nay, 9.014 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 228.816.
6.449 bệnh nhân nặng đang điều trị
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.449 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 4.157; Thở ô xy dòng cao HFNC 1.247; Thở máy không xâm lấn 105; Thở máy xâm lấn 916 và ECMO 24 ca.
Trong ngày, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 315 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (245), Bình Dương (39), Tiền Giang (7), Long An (6), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (3), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (1), Hà Nội (1), An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 536.647 xét nghiệm cho 626.126 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 13.252.329 mẫu cho 32.742.499 llượt người.
Trong ngày 29/8 có 262.038 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 19.710.560 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.186.153 liều, tiêm mũi 2 là 2.524.407 liều.
Ổ dịch ở Thanh Xuân - Hà Nội đã 304 ca
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận từ 6h đến 12h ngày 30/8 là 45 ca, số ca này đều được phát hiện tại khu cách ly.
45 ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội trưa nay phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (32), Hai Bà Trưng (7), Đông Anh (3), Hoàng Mai (1), Đống Đa (1), Hoài Đức (1).
Có 44 ca thuộc chùm ho sốt cộng đồng, 1 ca thuộc chùm liên quan TP.HCM.
Ổ dịch Thanh Xuân vẫn "nóng" với 32 ca Covid-19 tiếp tục được ghi nhận trưa 29/8
Thông tin cụ thể 45 ca mắc mới ghi nhận trong kỳ báo cáo như sau:
Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (44)
1) N.P.T (nam, sinh năm 1994, ở Kim Chung, Đông Anh) là F1 của bệnh nhân N.M.P, được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tập trung tại Đông Anh. Ngày 30/8 có kết quả xét nghiệm dương tính.
2) Đ.G.H (nữ, sinh năm 2015, ở Nguyễn Khê, Đông Anh), là F1 (con) của bệnh nhân L.T.H, bệnh nhân là trẻ nhỏ đã được cách ly. Ngày 29/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
3) N.T.H (nữ, sinh năm 1992, ở Kim Chung, Đông Anh), là F1 của bệnh nhân N.M.P, được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tập trung tại Đông Anh. Ngày 30/8 có kết quả xét nghiệm dương tính. Có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau họng, khó thở từ ngày 27/8.
4) P.N.P (nữ, sinh năm 1966, ở Văn Chương, Đống Đa), là F1 của bệnh nhân N.T.V, được cách ly từ ngày 19/8 và xét nghiệm nhiều lần âm tính, ngày 29/8 bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
5-7) K.A.T (nam, sinh năm 1968); N.X.H (nam, sinh năm 1951); N.T.K.D (nữ, sinh năm 1942), ở Minh Khai, Hai Bà Trưng.
8-11) Đ.T.L (nữ, sinh năm 1958); N.N.T (nam, sinh năm 1960); N.T.L (nữ, sinh năm 1989); N.H.L (nam, sinh năm 1988), ở Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng.
12) V.T.P (nữ, sinh năm 1993, ở An Thượng, Hoài Đức), là F1 của bệnh nhân M.D.T. Ngày 29/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
13) N.T.H.D, Nữ, sinh năm 1977,14) N.T.H, Nữ, sinh năm 1970; 15) P.Q.M, Nam, sinh năm 1970; 16) N.N.D, Nữ, sinh năm 2000; 17) N.N.P, Nữ, sinh năm 1940
18) N.T.H, Nữ, sinh năm 1977; 19) P.T, Nam, sinh năm 2005; 20) T.M.B, Nam, sinh năm 2016; 21) P.M.A, Nữ, sinh năm 2015; 22) N.M.H, Nữ, sinh năm 1968; 23) P.T.A, Nữ, sinh năm 1990
24) P.H.T, Nữ, sinh năm 2016; 25) N.T.L, Nữ, sinh năm 2016; 26) N.T.T, Nữ, sinh năm 1986; 27) P.T.M, Nữ, sinh năm 1950; 28)T.D.K, Nữ, sinh năm 2002; 29) N.Q.N, Nam, sinh năm 1984
30) N.T.T, Nữ, sinh năm 1951; 31) L.Đ.H, Nam, sinh năm 1960; 32) N.Đ.T, Nam, sinh năm 1939; 33) Đ.T.H, Nữ, sinh năm 1953; 34) H.T.T, Nữ, sinh năm 1998; 35) N.Đ.T, Nam, sinh năm 1998
36) C.X.T, Nam, sinh năm 1998; 37) Đ.M.T, Nam, sinh năm 2018; 38) Đ.N.M, Nam, sinh năm 2011; 39) P.T.M, Nữ, sinh năm 1987; 40) T.M.Q, Nam, sinh năm 1947,
41) T.A.T, Nam, sinh năm 1997; 42) V.M.K, Nam, sinh năm 2017; 43) V.M.H, Nam, sinh năm 1987; 44) N.T.Q, Nữ, sinh năm 1974,- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
Chùm ca bệnh liên quan TP.HCMC (1)
1) N.T.V, Nam, sinh năm 1989,- Địa chỉ: Giáp Bát, Hoàng Mai.- Dịch tễ: BN là F1 của BN N.V.H được cách ly tập trung từ ngày 26/8 và xét nghiêm 3 lần âm tính. Ngày 9/8 xuất hiện đau đầu được lấy mẫu xét nghiệm kết quả đương tính
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.159 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.539 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.620 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân Công ty Hoya Lens Việt Nam. Ảnh: T.Phương
Cách ly khẩn cấp hơn 1.200 công nhân ở Công ty Hoya Lens
Số ca nhiễm nCoV liên tục tăng ở Công ty Hoya Lens, Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng khẩn cấp cách ly tập trung hơn 1.200 người lao động ở doanh nghiệp này.
Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin địa phương tiếp tục ghi nhận 28 công nhân ở Công ty Hoya Lens (Khu công nghiệp VSIP), xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, sau 4 ngày phát hiện ổ dịch, nhà máy này đã có 62 ca nhiễm nCoV nằm trong chùm ca bệnh ở doanh nghiệp này.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cùng ngày, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ký văn bản hỏa tốc yêu cầu các ngành, địa phương điều chỉnh biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch Covid-19 tại Khu công nghiệp VSIP.
Ông Minh giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn cấp cách ly tập trung hơn 1.200 người lao động ở Công ty Hoya Lens và xét nghiệm theo quy định, hoàn thành trong ngày 30/8.
Lãnh đạo Quảng Ngãi cũng yêu cầu tất cả doanh nghiệp trong Khu công nghiệp VSIP giảm tần suất hoạt động xuống còn 50% (giảm 50% công suất, 50% công nhân). Các công ty, đơn vị tạm dừng tuyển dụng lao động cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
Để tránh lây nhiễm chéo, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất với ngành y tế đưa đưa 820 công nhân đang cách ly tại Công ty Hoya Lens Việt Nam về 11 huyện, thị xã, thành phố, để cách ly tập trung.
Ngoài ra, ngành y tế cũng phối hợp tổ chức xét nghiệm cho hơn 25.000 công nhân thuộc 17 doanh nghiệp còn lại ở Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi. Tất cả doanh nghiệp ở khu vực này chủ động tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ người lao động; thực hiện nghiêm quy định “ai ở đâu ở yên đó”, không để bất cứ trường hợp nào rời công ty để về địa phương.
Sau khi phát hiện ổ dịch tại Công ty Hoya Lens, Quảng Ngãi cũng đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tương ứng với mức "nguy cơ rất cao" trong 14 ngày, kể từ 12h ngày 28/8 đối với các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Trà Bồng, Sơn Hà, thị xã Đức Phổ và TP Quảng Ngãi.
Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 620 ca mắc Covid-19.
Khu khám sàng lọc COVID-19 tại Bệnh viện Nhân Dân 115, TPHCM.
Nâng công suất điều trị COVID-19 tại BV Nhân Dân 115 lên 500 giường
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TPHCM đã quyết định chuyển đổi một phần công năng của Bệnh viện Nhân Dân 115, nâng công suất bệnh viện Dã chiến lên quy mô 500 giường.
Ngày 30/8, BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế và UBND TPHCM bệnh viện đang nỗ lực để nâng công suất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Theo BS Sóng, thời gian qua bệnh viện đã hoạt động theo mô hình tách đôi, một nửa điều trị COVID-19 nửa còn lại điều trị các bệnh lý thông thường và duy trì hoạt động chạy thận, lọc thận màng bụng cho những người bị suy thận giai đoạn cuối.
Sau giai đoạn một với quy mô 200 giường, số bệnh nhân tiếp tục tăng, mới đây, thành phố quyết định nâng công suất điều trị COVID-19 tại Nhân Dân 115 lên quy mô 500 giường. Hoạt động theo mô hình đa tầng từ điều trị ca bệnh nhẹ đến các trường hợp nguy kịch.
Theo đó, bệnh viện sẽ có 60 giường hồi sức tích cực và 440 giường hồi sức cấp cứu với 840 nhân viên chuyên môn y tế và các nhân viên hỗ trợ công tác hậu cần, hành chính. Bệnh viện sẽ hoạt động trên cơ sở trưng dụng một phần hạ tầng của Bệnh viện Nhân Dân 115 (số 527, Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10).
Bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình, nặng, nguy kịch do các cơ sở y tế chuyển đến theo đúng hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế và Bộ Y tế.
Sở Y tế TPHCM cũng yêu cầu Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức chuyên môn khẩn trương để tiếp đón người bệnh mắc COVID-19 ở tuyến trước chuyển về hoặc người nhà chuyển đến, một cách kịp thời.
Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực có ca nhiễm mới.
Chỉ đau họng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ dương tính
Sở Y tế Hà Nội sáng 30/8 cho biết, trong 12 giờ qua TP ghi nhận 23 ca mắc mới trong đó 5 ca tại cộng đồng và 18 ca đã được cách ly.
2 ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt là anh H.V.Q, 25 tuổi, ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Anh là nhân viên bán gạo, trong thời gian gần đây có thường xuyên đến giao hàng tại ngõ 24 Kim Đồng, Giáp Bát (không rõ tiếp xúc F0). Ngày 28/8, anh xuất hiện ho, đi làm xét nghiệm tại Bệnh viện Thăng Long được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Trường hợp thứ hai là chị N.T.H, 40 tuổi, ở Khương Mai, Thanh Xuân. Ngày 27/8, chị xuất hiện triệu chứng đau họng. Ngày 29/8, chị đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, được làm test nhanh, kết quả dương tính nên được lấy mẫu chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương làm xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.
Trong 21 ca còn lại (đều là F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng), có anh N.H.T, 35 tuổi, ở Phượng Dực, Phú Xuyên và chị P.L.C, 25 tuổi. Hai người này là F1 của chị N.T.H. Ngày 28/8, họ được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Phường Thanh Xuân Trung có thêm 14 ca dương tính mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 phát hiện ở phường này lên 272.
Trong đó, có anh P.K.S, 50 tuổi. Từ 23/8, anh tham gia hỗ trợ tổ dân quân của phường để chống dịch, không về nhà. Trong quá trình làm việc có tiếp xúc F0. Anh được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần trước đó vào các ngày 23/8 và 27/8. Ngày 28/8, anh tiếp tục được lấy mẫu lại cho kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 3.114 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.539 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.575 ca.
Nghệ An: 77 ca dương tính ở TP. Vinh sau 2 đợt xét nghiệm sàng lọc
Sáng 30/8, TS Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 29/8 đến 06h00 ngày 30/8), Nghệ An ghi nhận thêm 48 ca dương tính mới với SARS-CoV-2.
Trong đó, 38 ca được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc lần 2 trong vùng phong tỏa, 10 ca đã được cách ly tập trung từ trước.
Các địa phương ghi nhận ca dương tính mới (02 địa phương) trong 12 giờ qua gồm: TP Vinh 45 ca tại 07 phường (Hồng Sơn: 15, Vinh Tân: 12, Nghi Phú: 10, Hưng Bình : 04, Lê Mao: 02, Lê Lợi: 01, Quang Trung: 01) và huyện Diễn Châu: 03 ca.
Như vậy, qua 2 đợt triển khai xét nghiệm sàng lọc diện rộng, TP Vinh đã phát hiện 77 ca dương tính với SARS-CoV-2.
F0 chưa rõ nguồn lây, Hà Nội phong tỏa 2 địa điểm ở phường Khương Mai
Sáng nay (30/8), trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Lưu Đình Lượng, Chủ tịch UBND phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn phường này vừa xuất hiện 2 ca dương tính với Covid-19.
"Một trường hợp của hàng tạp hóa có địa chỉ tại địa chỉ 218 Lê Trọng Tấn, 1 trường hợp tại chung cư Quân chủng Phòng không Không quân số 210 Lê Trọng Tấn", ông Lượng cho hay.
Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa chung cư Quân chủng Phòng không Không quân số 210 Lê Trọng Tấn
Chủ tịch UBND phường Khương Mai cho biết, hiện nay cửa hàng tạp hóa trên và chung cư Quân chủng phòng không Không quân đang tạm thời phong tỏa.
"Lực lượng chức năng đang tạm thời phong tỏa 2 địa điểm phát hiện F0 này để tiến hành truy vết những người liên quan. Đến sáng nay đã truy vết được 8 người là F1", ông Lượng thông tin.
Theo ông Lưu Đình Lượng, hiện tại vẫn chưa xác định được ca nhiễm Covid-19 tại của hàng tạp hóa số 218 Lê Trọng Tấn có nguồn lây từ đâu.
"Còn F0 tại chung cư Quân chủng Phòng không Không quân từng đến cửa hàng tạp hóa 218 Lê Trọng Tấn", Chủ tịch phường Khương Mai cho hay.
Trong số 23 ca nhiễm Covid-19 sáng nay Hà Nội ghi nhận, quận/huyện Thanh Xuân có 17 ca, Đống Đa 2 ca, Hoàng Mai 1 ca, Hai Bà Trưng 1 ca, Phú Xuyên 1 ca và Thanh Oai 1 ca.
Có 2 ca nhiễm mới thuộc chùm sàng lọc ho sốt, trong đó có ca nhiễm N.T.H (nữ, sinh năm 1981, ở Khương Mai, Thanh Xuân).
Ngày 27/8, bệnh nhân N.T.H xuất hiện triệu chứng đau họng. Ngày 29/8, đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng được làm test nhanh, kết quả dương tính nên được lấy mẫu chuyển sang Bệnh viện Nhi TW làm xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.
Liên quan đến nữ bệnh nhân này, đã ghi nhận thêm trường hợp dương tính là P.L.C (nữ, sinh năm 1996, ở P39, Chung cư 210B Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) là F1 của bệnh nhân N.T.H. Bệnh nhân P.L.C ngày 29/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Hà Nội tăng cường thêm 6 tổ công tác đặc biệt
Ngày 29/8, Công an TP Hà Nội cho biết Công an TP sẽ tăng cường thêm 6 tổ công tác đặc biệt nhằm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về giãn cách xã hội và đảm bảo an ninh trật tự. Sau khi tăng cường thêm 6 tổ tuần tra kiểm soát đặc biệt nói trên, tổng số tổ tuần tra kiểm soát thuộc công an TP là 12 tổ.
Tổ công tác đặc biệt thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giấy đi đường của người dân
Theo đó, các tổ tuần tra kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội và đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt trong dịp Quốc khánh 2-9 sắp tới.
Ngoài việc tăng cường các tổ tuần tra kiểm soát, Công an TP Hà Nội đề nghị trưởng Công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền rà soát, siết chặt các chốt kiểm soát tại các tổ dân phố, khu dân cư, các thôn, xóm, khu chung cư, khu đô thị… để quản lý người và phương tiện ra ngoài tham gia giao thông không có lý do và có phương án điều chỉnh nếu chốt hoạt động không hiệu quả trong phòng chống Covid-19.
Tại các chốt ra vào cửa ngõ Thủ đô, Công an TP Hà Nội cũng tiếp tục kiểm soát chặt người, phương tiện tại 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra, vào Thủ đô và các chốt kiểm soát tại đường ngang, ngõ tắt giáp ranh với các tỉnh. Trong quá trình kiểm soát đảm bảo chặt chẽ, tuyệt đối không để các trường hợp lợi dụng xe "ưu tiên" để đưa người ra, vào không đúng quy định.
Trước đó, ngày 16/8, Công an TP Hà Nội lập 6 tổ tuần tra kiểm soát gồm các lực lượng Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và công an địa bàn… trên các tuyến đường nhằm xử lý vi phạm về giãn cách xã hội.
Hà Nội có số ca nhiễm nCoV trong ngày 29/8 cao kỷ lục
Sở Y tế Hà Nội công bố 133 ca dương tính, trong đó, 4 trường hợp được phát hiện tại cộng đồng. 129 người còn lại đã cách ly hoặc sống trong vùng phong tỏa.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 29/8, thành phố vừa ghi nhận thêm 49 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 1 người tại cộng đồng, 9 trường hợp đã cách ly và 39 người sống ở vùng phong tỏa.
Trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng là anh M.D.T., 29 tuổi, trú tại An Thượng, Hoài Đức. Người này được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ngày 27/8 do cùng thôn với ổ dịch xóm Ngò, An Hạ. Kết quả mẫu gộp và mẫu đơn bằng phương pháp rRT-PCR cho thấy anh T. dương tính với nCoV.
Trong 48 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong khu cách ly và vùng phong tỏa, ổ dịch Thanh Xuân Trung ghi nhận tới 39 trường hợp, nâng tổng số người nhiễm nCoV tại đây lên 256.
Các trường hợp còn lại đều là F1, có độ tuổi từ 6 đến 77, trú tại các khu vực: Tân Lập (Đan Phượng); Việt Hùng (Đông Anh); Ô Chợ Dừa (Đống Đa); Yên Nghĩa (Hà Đông); Giáp Bát (Hoàng Mai); Hương Sơn (Mỹ Đức) và Hà Hồi (Thường Tín).
Như vậy, từ 18h ngày 28/8 đến 18h ngày 29/8, Hà Nội đã có thêm 133 người dương tính với nCoV. Đây là con số cao nhất tại Hà Nội kể từ khi dịch bùng phát tới nay, theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội. Trong đó, 4 trường hợp được phát hiện tại cộng đồng, 129 người còn lại đã cách ly hoặc sống trong vùng phong tỏa.
Số người được ghi nhận nhiễm nCoV trong ngày hôm nay tại Hà Nội đã tăng đột biến so với những ngày trước đó: 28/8 (63), 27/8 (59), 26/8 (66), 25/8 (93), 24/8 (67), 23/8 (36)... Các trường hợp được ghi nhận chủ yếu liên quan ổ dịch Thanh Xuân Trung.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 3.091 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 1.534 người được phát hiện ngoài cộng đồng, 1.557 trường hợp còn lại đã cách ly.
Ngày 29/8, thêm 12.796 ca nhiễm mới, hơn 8.000 bệnh nhân xuất viện
Tính từ 18h ngày 28/8 đến 18h ngày 29/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.796 ca nhiễm mới, trong đó 44 ca nhập cảnh và 12.752 ca ghi nhận trong nước.
Hà Nội tiếp tục xét nghiệm trên diện rộng ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Cụ thể, tại Bình Dương (5.414), TP. Hồ Chí Minh (4.957), Long An (533), Đồng Nai (377), Tây Ninh (234), Tiền Giang (155), Hà Nội (133), Đà Nẵng (106), An Giang (103), Đồng Tháp (93), Khánh Hòa (92), Bình Thuận (78), Quảng Bình (58), Bà Rịa - Vũng Tàu (55), Đắk Lắk (52), Nghệ An (50), Cần Thơ (37), Kiên Giang (29), Bến Tre (22), Phú Yên (21), Trà Vinh (20), Bình Phước (18), Quảng Ngãi (14), Bình Định (13), Bạc Liêu (12), Sơn La (11), Hậu Giang (11), Thanh Hóa (11), Thừa Thiên Huế (7), Ninh Thuận (6), Lâm Đồng (6), Cà Mau (5), Vĩnh Long (5), Gia Lai (3), Quảng Nam (3), Đắk Nông (2), Hà Tĩnh (2), Ninh Bình (2), Lào Cai (2) trong đó có 5.719 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 522 ca. Tại Bình Dương tăng 1.365 ca, TP. Hồ Chí Minh giảm 524 ca, Long An tăng 82 ca, Đồng Nai giảm 420 ca, Tây Ninh tăng 234 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 435.265 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.427 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 431.072 ca, trong đó có 217.028 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (209.921), Bình Dương (104.208), Đồng Nai (22.641), Long An (20.933), Tiền Giang (9.217).
Trong ngày, 8.813 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 219.802 ca.
Theo tống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.309 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 4.069; Thở ô xy dòng cao HFNC 1.221; Thở máy không xâm lấn 118; Thở máy xâm lấn 877; ECMO 24.
Trong ngày 28-29/8, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 344 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (256), Bình Dương (31), Tiền Giang ngày 28-29/8 (18), Long An ngày 28-29/8 (13), Đồng Nai (5), Kiên Giang (4), Vĩnh Long (4), Đà Nẵng (3), Đồng Tháp (3), Tây Ninh ngày 28-29/8 (3), Khánh Hòa (1), Ninh Thuận (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Phúc (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.749 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 568.545 xét nghiệm cho 668.793 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 12.715.682 mẫu cho 32.116.373 lượt người.
Trong ngày 28/8 có 261.692 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 19.431.093 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.999.888 liều, tiêm mũi 2 là 2.431.205 liều.
Thời gian nào sẽ xem xét cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax?
Tối 29/8, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax thông tin, trong thời gian từ 8h-15h hôm nay, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc cùng với các đơn vị chức năng đã họp xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen đăng ký và sản xuất.
Hội đồng tư vấn đề nghị bổ sung về tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ đối với vaccine Nanocovax.
Hội đồng tư vấn đề nghị doanh nghiệp tiếp tục bổ sung hồ sơ về vaccine Nanocovax trước khi có quyết định cuối cùng về cấp phép khẩn cấp.
Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của các tiểu ban chuyên môn thẩm định hồ sơ và Kết luận của Hội đồng Đạo đức tại Biên bản số 56/BB-HĐĐĐ ngày 22/8/2021, các thành viên Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Hội đồng tư vấn) đã thảo luận và xem xét kỹ lưỡng các nội dung liên quan của hồ sơ đăng ký vaccine trên.
Tất cả các thành viên Hội đồng tư vấn đã thống nhất kết luận như sau:
Bộ phận thường trực Hội đồng tư vấn và các đơn vị liên quan đã rất khẩn trương, sát sao hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ trong thời gian sớm nhất theo đúng tinh thần cấp bách và quy trình cuốn chiếu. Hội đồng tư vấn đã nghiên cứu rất kỹ và xem xét một cách cẩn trọng hồ sơ. Hồ sơ đã được Tiểu ban Pháp chế thẩm định 2 lần, Tiểu ban Chất lượng thẩm định 04 lần, Tiểu ban Dược lý, Lâm sàng thẩm định 3 lần.
Các ý kiến thẩm định của các tiểu ban chuyên môn đối với hồ sơ pháp lý, chất lượng, dược lý, lâm sàng và kết luận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Hội đồng Đạo đức) là cơ sở để Hội đồng tư vấn thảo luận, xem xét việc cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax theo quy định tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ và Thông tư số 11/2021/TT-BYT ngày 19/8/2021 của Bộ Y tế.
Sau buổi họp, Hội đồng tư vấn ghi nhận các kết quả đạt được đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành của vaccine Nanocovax đã được các tiểu ban chuyên môn thẩm định, Hội đồng Đạo đức nghiệm thu. Đồng thời, Hội đồng tư vấn đề nghị doanh nghiệp tiếp tục bổ sung, làm rõ các nội dung sau:
Về hồ sơ chất lượng: căn cứ kết quả thẩm định của tiểu ban chất lượng, đề nghị doanh nghiệp bổ sung, cập nhật một số nội dung theo ý kiến của tiểu ban chất lượng theo hình thức cuốn chiếu.
Về hồ sơ dược lý, lâm sàng: Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ lâm sàng của Trung tâm Dược lý lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội và Kết luận của Hội đồng Đạo đức tại Biên bản số 56/BB-HĐĐĐ ngày 22/8/2021, Hội đồng tư vấn đề nghị bổ sung về tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.
Đề nghị doanh nghiệp khẩn trương bổ sung, cập nhật các nội dung nêu trên, báo cáo Hội đồng Đạo đức và Hội đồng tư vấn tiếp tục xem xét, thẩm định cuốn chiếu các kết quả nghiên cứu để có thể cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện trong trường hợp cấp bách.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận