Ứng dụng

Top 5 tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất thế giới

18/03/2015, 07:11

Các tên lửa diệt hạm tàng hình, siêu thanh và tự động có vai trò mũi nhọn trong tiêu diệt tàu chiến...

9.2
Tên lửa Brahmos của Ấn Độ. - Ảnh: India Today

Tên lửa BrahMos

Được đặt tên theo dòng sông Brahmaputra và Mátxcơva, tên lửa diệt hạm BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Ấn Độ - Nga. Được phát triển từ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000, BrahMos hiện đã được trang bị cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.

Brahmos là tên lửa tầm thấp nhanh nhất thế giới, với phạm vi hoạt động 290 km. Brahmos được phóng đi với hai giai đoạn: giai đoạn đầu phóng nhiên liêu rắn giúp đạt vận tốc siêu thanh. Giai đoạn hai, phóng nhiên liệu lỏng giúp đạt vận tốc Mach 2,8 (tương đương 952 m/s). Nó có thể bay thấp 10 mét trên đỉnh sóng, nên còn có tên gọi tên lửa "lướt trên mặt biển".

Brahmos có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không của đối phương. Giả sử radar đối phương ở độ cao 20 m, nó sẽ chỉ có thể phát hiện Brahmos ở khoảng cách 27 km. Do vậy, đối phương chỉ có 28 giây để theo dõi, định vị và bắn Brahmos trước khi nó tấn công tàu.

Sự nguy hiểm của Brahmos còn thể hiện ở tính linh hoạt. Nó có thể xuất kích từ tàu mặt nước, các bệ phóng trên đất liền, hoặc từ máy bay chiến đấu như Su-30MK1 của quân đội Ấn Độ. Phiên bản dành cho bệ phóng trên đất liền và tàu trên biển có thể mang đầu đạn 200 kg. Brahmos dành cho máy bay có phạm vi hoạt động 500 km và có khả năng mang đầu đạn 300 kg. Ấn Độ đang nghiên cứu chế tạo phiên bản Brahmos dành cho tàu ngầm.

10.2
Mô phỏng thử nghiệm tên lửa LRASM. - Ảnh: USNI

Tên lửa LRASM (Tên lửa diệt hạm tầm xa - Long-Range Anti-Ship Missile)

Hải quân Mỹ cần một tên lửa chống tàu mới vì tên lửa mà Mỹ đang sử dụng, Harpoon, bắt đầu phục vụ quân đội từ năm 1977. Dù là một trong những tên lửa uy lực nhất giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Harpoon chỉ còn là một tên lửa "tầm thường" và không thể tích hợp những công nghệ hiện đại mới.

Mỹ đang phát triển chương trình LRASM để thay thế các tên lửa Harpoon. LRASM là biến thể của tên lửa hành trình JASSM-ER mà không quân Mỹ đang sử dụng và do tập đoàn Lockheed Martin phát triển. Nó có khả năng chống nhiễu tín hiệu và tàng hình, có phạm vi hoạt động hơn 800 km, tự động phát hiện và tấn công mục tiêu dựa trên dữ liệu mà người ta cài đặt sẵn. Nó có thể chở đầu đạn 450 kg, có khả năng xuyên qua các mục tiêu kiên cố nằm sâu trong lãnh thổi đối phương.

Khác với tên lửa Brahmos, LRASM sử dụng công nghệ tàng hình và hệ thống tự ra quyết định để thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ thống phòng thủ trên các tàu. Sau đó, chúng tự xác định những mục tiêu đáng tấn công rồi tiêu diệt. LRASM sẽ có phạm vi hoạt động tương tự tên lửa JASSM-ER. Binh sĩ có thể phóng chúng từ hệ thống phóng thẳng đứng MK41 trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục Burke, hoặc phóng từ bệ MK57 trên các tàu khu trục lớp Zumwalt mới. Điều này giúp các tàu chiến Mỹ có thể mang được số lượng tên lửa chưa từng thấy.

6.2
Phiên bản tên lửa diệt hạm 3M-54E1

Tên lửa Club - phiên bản diệt hạm 3M-54E1

Club là dòng tên lửa chống hạm mà hải quân Nga sử dụng. Nó có khả năng tấn công linh hoạt với nhiều biến thể, như tên lửa chống hạm (3M-54E1), tấn công mặt đất và tấn công tàu ngầm. Tên lửa 3M-54E1 có thể xác định mục tiêu bằng radar dò tìm chủ động và hệ thống định vị nội bộ. 

Có 4 phiên bản của Club gồm Club-S được thiết kế để phóng từ ống phòng ngư lôi 533mm (đường kính tiêu chuẩn trên tàu ngầm); Club-N được thiết kế phóng từ tàu chiến mặt nước. Club M được phóng từ mặt đát; và Club K được phóng từ container hàng ngụy trang.

Phiên bản ASM mới nhất là 3M-54E1 được điều hướng bởi một thiết bị ra đa chủ động, phát hiện mục tiêu bằng hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, các hệ thống định vị nội bộ. Đầu đạn của 3M-54E1 nặng 881 pound (~ 300 kg). 3M-54E1 có thể đạt tốc độ 0,8 Mach, có thể lên tới 2.9 Mach, độ cao 10-15 mét, khiến đối phương khó có đủ thời gian phản công.

Tầm xa nhất của 3M-54E1 là 300 km, là tầm xa nhất cho phép theo Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (Missile Technology Control Regime) mà Nga tham gia. Khả năng phóng từ container chở hàng của 3M-54E1 gây quan ngại một khi loại tên lửa này bị rơi vào tay lực lượng khủng bố.

Club hiện đã được xuất khẩu sang Algeri, Trung Quốc và Ấn Độ.

11.2
Nhật Bản trang bị tên lửa XASM-3 cho các máy bay. - Ảnh: Defence.pk

Tên lửa XASM-3

Chính sách quân sự phòng thủ của Nhật Bản khiến Tokyo phải sắm những tên lửa diệt hạm nhỏ để trang bị cho các tàu, máy bay và bệ phóng từ mặt đất. Nhật Bản đã thiết kế và phát triển hai mẫu tên lửa diệt tàu phù hợp với các vũ khí của họ, nhưng mẫu thế hệ thứ 3 hoàn toàn vượt trội hơn hẳn so với các đời trước.

Đây là loại tên lửa diệt hạm được đồng phát triển bởi Viện nghiên cứu và phát triển kỹ thuật Nhật Bản và Tập đoàn Mitsubishi. Quá trình phát triển XASM3 bắt đầu từ năm 2002, dự kiến kết thúc năm 2016 (quá hạn 6 năm so với kế hoạch). Mặc dù còn ít được biết tới, nhưng nó được đánh gia là sẽ có các tính năng vượt xa các tên lửa hiện tại. Giới quan sát tin rằng năng lực của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ tăng đáng kể sau khi XASM-3 chính thức biên chế về các binh chủng.

XASM-3 là loại tên lửa siêu âm tàng hình, phóng bằng nhiên liệu rắn với tốc độ đạt Mach 5. Đối phương sẽ chỉ có 15 giây để phản ứng khi bị tấn công. Tên lửa Nhật Bản này có thể tìm kiếm chủ động lẫn thụ động. Trong lượng của nó là 1.900 pound (trên 900 kg), kích cỡ đầu đạn chưa được tiết lộ. Phạm vi hoạt động của nó có thể đạt trên 190 km.

XASM-3 sẽ được mang trên các tiêm kích nội địa F-2, máy bay tuần tra biển Kawasaki P-1 và F-35A. 

12.2
Mô phỏng buổi phóng thử tên lửa NSM của Na Uy. - Ảnh: defenceindustrydaily

Tên lửa NSM (Naval Strike Missile - tên lửa tấn công hải quân)

NSM là loại tên lửa ASM được thiết kế bởi Công ty quốc phòng Kongsberg của Na Uy, được coi là “tên lửa diệt hạm thế hệ 5” đầu tiên trên thế giới. NSM sử dụng phản lực đẩy, sau đó là động cơ phản lực cánh quạt. Nó cũng là dòng “lướt biển”, có thể lướt trên đỉnh sóng chỉ 10 mét. Tốc độ chưa được công bố nhưng nhiều khả năng sẽ là trên cận âm.

Kongsberg chào hàng rằng, NSM là tên lửa “hoàn toàn thụ động”, nghĩa là nó không sử dụng cảm biến chủ động để theo dõi mục tiêu. NSM không phát ra sóng ra đa hay hồng ngoại nên không dễ bị tàu đối phương phát hiện. Với trọng lượng 410 kg, NSM nhỏ hơn nhiều so với các loại tên lửa khác. Tầm xa là 185 km và mang đầu đạn 125 kg.

NSM hiện đã tham gia phục vụ trên các tàu tên lửa lớp Skjold và tàu khu trục lớp Fritfof Nansen của Hải quân Na Uy. NSSM cũng đã thuộc sở hữu của lực lượng pháo binh bờ biển Ba Lan.

Tháng 10/2014, hải quân Mỹ đã thử nghiệm bắn tên lửa NSM từ boong tàu USS Coronado. Thử nghiệm diễn ra thành công và tên lửa bắn trúng mục tiêu. Đây là một phần trong chương trình Thử nghiệm cạnh tranh nước ngoài của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, buổi thử nghiệm không có nghĩa Mỹ chắc chắn sẽ sử dụng NSM.

Một phiên bản của NSM là JSM (Joint Strike Missile) đang trong quá trình phát triển. JSM sẽ có thể tham gia sứ mệnh đối đất và đối hạm, và sẽ mang được trên khoang vũ khí bên trong của siêu tiêm kích F-35, cũng như phóng được từ ống phóng ngư lôi tiêu chuân 533mm. Dự kiến JSM sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.