Tuy nhiên, trong bối cảnh xe buýt trợ giá của thành phố còn đang “thoi thóp”, liệu ý tưởng mới này có khả thi và hút được người dân thành phố?
Ngồi nhà đặt vé, thanh toán qua thẻ
Sở GTVT TPHCM vừa kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận thí điểm đề án tổ chức dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có sức chứa nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ.
Nhiều người gọi đây là tuyến buýt “xịn” với phương tiện là ô tô dưới 17 chỗ, không có chỗ đứng. Giá vé 30.000 - 40.000 đồng trong giờ cao điểm và 10.000 - 30.000 đồng giờ thấp điểm.
Dự kiến, 6 tuyến xe buýt mini được thí điểm hoạt động giữa các khu đô thị mới, kết nối với trung tâm thành phố.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, hiện Bộ GTVT chưa nhận được đề xuất thí điểm mở 6 tuyến buýt mini của TP HCM. Bộ GTVT sẽ xem xét tính khả thi của đề án này khi nhận được đề xuất chính thức. T.Duy
Khách hàng mua vé thông qua ứng dụng công nghệ Godee được cài đặt trên điện thoại. Ứng dụng có tên gọi Busgo sẽ giúp người dùng tìm tuyến đường phù hợp với thời gian đi bộ ngắn nhất; Chọn giờ đi và đặt ghế ngồi trên ứng dụng; Khách sẽ được thông báo trước biển số xe và lộ trình xe tránh lên nhầm tuyến.
Thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua hình thức trả tiền bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM nội địa và ví điện tử như: MoMo, Vinid, Payoo. Xe buýt chỉ dừng lại đón tại trạm khi khách đặt ứng dụng trước để tiết kiệm thời gian cho lộ trình...
Đón nhận thông tin trên, chị Nguyễn Thu Trang, ở quận 9, hàng ngày đi xe máy đến chỗ làm ở quận 3 cho biết, nếu thành phố có xe buýt nhỏ đón được từ nhà đến chỗ làm sẽ sử dụng vì an toàn và đỡ bụi.
“Tuy nhiên, giá vé như trên là khá cao, nếu có thể giảm một chút thì thu hút được nhiều người hơn”, chị Trang nói.
Đại diện Công ty TNHH Busgo, chủ đầu tư 6 tuyến xe buýt trên cho biết đã nghiên cứu tình hình vận tải công cộng hiện nay và quyết định đề xuất Sở GTVT cho mở tuyến này.
Đối tượng khách hàng là những người làm văn phòng, dân cư trong các khu đô thị mới có nhu cầu đi lại trong trung tâm, không trùng với xe buýt hiện nay.
Với các phương thức đặt xe công nghệ khác, chưa chắc khách hàng đã có xe đi ngay, nhưng khi đã đặt Busgo chắc chắn sẽ có xe và không phải chờ đợi.
Cũng theo vị này, giá vé đưa ra như hiện nay là hợp lý với cung đường trung bình khoảng 20km, đi bằng phương tiện khác sẽ cao hơn. Thời gian đầu, đơn vị sẽ khai thác khoảng 30 đầu xe, khi đề xuất này được chấp thuận dự kiến có thể triển khai ngay trong năm 2020.
“Phù hợp vì tiếp cận được tuyến đường nhỏ”
Theo Sở GTVT TP HCM, việc đề xuất tổ chức các tuyến xe buýt hoạt động không trợ giá là phù hợp với chủ trương của thành phố là huy động nguồn lực xã hội hóa phát triển giao thông công cộng.
Qua đánh giá, với mức giá vé đề xuất từ 30.000 - 40.000 đồng/lượt, cùng với chất lượng dịch vụ phù hợp, sẽ đảm bảo tính cạnh tranh, không ảnh hưởng đến các tuyến xe buýt hiện hữu; giúp tăng tính kết nối và mở rộng độ bao phủ của mạng lưới tuyến xe buýt.
Trao đổi với PV, ông Võ Khánh Hưng, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, hiện Sở vẫn đang chờ ý kiến của Bộ GTVT.
“Nói đến vận tải hành khách công cộng là phải có sức chở lớn mới hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay ở TP HCM còn rất nhiều tuyến đường nhỏ, hẻm, đây sẽ là loại hình xe buýt phù hợp”, ông Hưng nói.
Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP HCM), từ năm 2012 đến nay, sản lượng khai thác của hệ thống xe buýt TP HCM giảm tới 50%.
Một trong những nguyên nhân chính là đa số người dân đi xe buýt thuộc thành phần thu nhập thấp, cư trú tại các khu vực đông dân cư trong các hẻm nhỏ hoặc các chung cư mà xe buýt không tiếp cận được.
“Vì thế, tuyến buýt mini là phù hợp, không gây thêm ùn tắc. Trái lại, nếu làm tốt sẽ là giải pháp kéo giảm xe cá nhân, từ đó giảm ùn tắc giao thông”, PGS. Mai nói và cho rằng, giá vé đề xuất vẫn tương đối cao, cần có chính sách trợ giá để đưa giá vé xuống dưới 10.000 đồng/chuyến mới thu hút được người dân.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng Khoa Đô thị học, Trường ĐH KHXH-NV TP HCM cho rằng, sử dụng xe buýt mini 17 chỗ là vẫn còn lớn, cần nghiên cứu đưa vào sử dụng xe khoảng 10 chỗ để có thể đi vào hầu hết các hẻm, đường nhỏ để đón khách.
“Với loại hình xe buýt nhỏ này, Nhà nước không can thiệp sâu vào giá vé để thị trường tự điều chỉnh. Tiền trợ giá hàng năm cho xe buýt có thể hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xe buýt nhỏ. Ở Thái Lan, loại hình này phát triển rất hiệu quả như xe tuk tuk, có thể đảm nhận 60% nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng”, ông Hòa nói.
Theo TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, về cơ bản, buýt mini cũng giống như loại hình xe công nghệ hiện nay, khác là nhiều chỗ ngồi, chất lượng dịch vụ cao hơn. Về ưu điểm, nhu cầu thị trường là có, giá cả không quá cao, khách hàng không phải dừng chờ, rất thuận tiện...
“Phát triển loại hình giao thông công cộng này chắc chắn sẽ bùng nổ trong tương lai, nhưng cần được quản lý một cách có chiến lược để tích hợp, hỗ trợ cho hệ thống xe buýt hiện nay và hệ thống metro trong tương lai.
Một siêu đô thị trên 10 triệu dân như TP HCM không có cách nào khác là phát triển giao thông công cộng nhanh và sức chở lớn bằng phương tiện xe buýt, đường sắt đô thị, buýt nhanh BRT... Buýt mini chỉ là hỗ trợ cho hệ thống giao thông công cộng”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Đỗ Loan Sở GTVT TP HCM vừa đề xuất mở thêm 6 tuyến buýt mini tích hợp công nghệ cao phục vụ nhu cầu của người dân ở các tuyến đường nhỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh xe buýt trợ giá của thành phố còn đang “thoi thóp”, liệu ý tưởng mới này có khả thi và hút được người dân thành phố?
Ngồi nhà đặt vé, thanh toán qua thẻ
Sở GTVT TPHCM vừa kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận thí điểm đề án tổ chức dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có sức chứa nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ.
Nhiều người gọi đây là tuyến buýt “xịn” với phương tiện là ô tô dưới 17 chỗ, không có chỗ đứng. Giá vé 30.000 - 40.000 đồng trong giờ cao điểm và 10.000 - 30.000 đồng giờ thấp điểm. Dự kiến, 6 tuyến xe buýt mini được thí điểm hoạt động giữa các khu đô thị mới, kết nối với trung tâm thành phố.
Khách hàng mua vé thông qua ứng dụng công nghệ Godee được cài đặt trên điện thoại. Ứng dụng có tên gọi Busgo sẽ giúp người dùng tìm tuyến đường phù hợp với thời gian đi bộ ngắn nhất; Chọn giờ đi và đặt ghế ngồi trên ứng dụng; Khách sẽ được thông báo trước biển số xe và lộ trình xe tránh lên nhầm tuyến.
Thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua hình thức trả tiền bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM nội địa và ví điện tử như: MoMo, Vinid, Payoo. Xe buýt chỉ dừng lại đón tại trạm khi khách đặt ứng dụng trước để tiết kiệm thời gian cho lộ trình...
Đón nhận thông tin trên, chị Nguyễn Thu Trang, ở quận 9, hàng ngày đi xe máy đến chỗ làm ở quận 3 cho biết, nếu thành phố có xe buýt nhỏ đón được từ nhà đến chỗ làm sẽ sử dụng vì an toàn và đỡ bụi.
“Tuy nhiên, giá vé như trên là khá cao, nếu có thể giảm một chút thì thu hút được nhiều người hơn”, chị Trang nói.
Đại diện Công ty TNHH Busgo, chủ đầu tư 6 tuyến xe buýt trên cho biết đã nghiên cứu tình hình vận tải công cộng hiện nay và quyết định đề xuất Sở GTVT cho mở tuyến này.
Đối tượng khách hàng là những người làm văn phòng, dân cư trong các khu đô thị mới có nhu cầu đi lại trong trung tâm, không trùng với xe buýt hiện nay.
Với các phương thức đặt xe công nghệ khác, chưa chắc khách hàng đã có xe đi ngay, nhưng khi đã đặt Busgo chắc chắn sẽ có xe và không phải chờ đợi.
Cũng theo vị này, giá vé đưa ra như hiện nay là hợp lý với cung đường trung bình khoảng 20km, đi bằng phương tiện khác sẽ cao hơn. Thời gian đầu, đơn vị sẽ khai thác khoảng 30 đầu xe, khi đề xuất này được chấp thuận dự kiến có thể triển khai ngay trong năm 2020.
“Phù hợp vì tiếp cận được tuyến đường nhỏ”
Theo Sở GTVT TP HCM, việc đề xuất tổ chức các tuyến xe buýt hoạt động không trợ giá là phù hợp với chủ trương của thành phố là huy động nguồn lực xã hội hóa phát triển giao thông công cộng.
Qua đánh giá, với mức giá vé đề xuất từ 30.000 - 40.000 đồng/lượt, cùng với chất lượng dịch vụ phù hợp, sẽ đảm bảo tính cạnh tranh, không ảnh hưởng đến các tuyến xe buýt hiện hữu; giúp tăng tính kết nối và mở rộng độ bao phủ của mạng lưới tuyến xe buýt.
Trao đổi với PV, ông Võ Khánh Hưng, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, hiện Sở vẫn đang chờ ý kiến của Bộ GTVT. “Nói đến vận tải hành khách công cộng là phải có sức chở lớn mới hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay ở TP HCM còn rất nhiều tuyến đường nhỏ, hẻm, đây sẽ là loại hình xe buýt phù hợp”, ông Hưng nói.
Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP HCM), từ năm 2012 đến nay, sản lượng khai thác của hệ thống xe buýt TP HCM giảm tới 50%.
Một trong những nguyên nhân chính là đa số người dân đi xe buýt thuộc thành phần thu nhập thấp, cư trú tại các khu vực đông dân cư trong các hẻm nhỏ hoặc các chung cư mà xe buýt không tiếp cận được.
“Vì thế, tuyến buýt mini là phù hợp, không gây thêm ùn tắc. Trái lại, nếu làm tốt sẽ là giải pháp kéo giảm xe cá nhân, từ đó giảm ùn tắc giao thông”, PGS. Mai nói và cho rằng, giá vé đề xuất vẫn tương đối cao, cần có chính sách trợ giá để đưa giá vé xuống dưới 10.000 đồng/chuyến mới thu hút được người dân.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng Khoa Đô thị học, Trường ĐH KHXH-NV TP HCM cho rằng, sử dụng xe buýt mini 17 chỗ là vẫn còn lớn, cần nghiên cứu đưa vào sử dụng xe khoảng 10 chỗ để có thể đi vào hầu hết các hẻm, đường nhỏ để đón khách.
“Với loại hình xe buýt nhỏ này, Nhà nước không can thiệp sâu vào giá vé để thị trường tự điều chỉnh. Tiền trợ giá hàng năm cho xe buýt có thể hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xe buýt nhỏ. Ở Thái Lan, loại hình này phát triển rất hiệu quả như xe tuk tuk, có thể đảm nhận 60% nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng”, ông Hòa nói.
Theo TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, về cơ bản, buýt mini cũng giống như loại hình xe công nghệ hiện nay, khác là nhiều chỗ ngồi, chất lượng dịch vụ cao hơn. Về ưu điểm, nhu cầu thị trường là có, giá cả không quá cao, khách hàng không phải dừng chờ, rất thuận tiện...
“Phát triển loại hình giao thông công cộng này chắc chắn sẽ bùng nổ trong tương lai, nhưng cần được quản lý một cách có chiến lược để tích hợp, hỗ trợ cho hệ thống xe buýt hiện nay và hệ thống metro trong tương lai.
Một siêu đô thị trên 10 triệu dân như TP HCM không có cách nào khác là phát triển giao thông công cộng nhanh và sức chở lớn bằng phương tiện xe buýt, đường sắt đô thị, buýt nhanh BRT... Buýt mini chỉ là hỗ trợ cho hệ thống giao thông công cộng”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Lộ trình 6 tuyến buýt mini được đề xuất
Tuyến 1: Kết nối Quận 7 - Quận 1 - Quận 2, điểm đầu Chung cư Belleza, điểm cuối Vinhomes Central Park, chiều dài tuyến 20km.
Tuyến 2: Kết nối Quận 2 - Quận 1, điểm đầu Diamond Plaza điểm cuối Chung cư The Vista, chiều dài
tuyến 12km.
Tuyến 3: Kết nối Quận 2 - Quận 1, điểm đầu Chung cư Fideoco Riverview, điểm cuối Tòa nhà Vietcombank Tower.
Tuyến 4: Kết nối Nhà Bè - Quận 1, điểm đầu Thảo Cầm Viên, điểm cuối Chung cư The Park Residence, chiều dài tuyến 18km.
Tuyến 5: Kết nối Cát Lái - Quận 1, điểm đầu Hồ Con Rùa, điểm cuối Ventura Cát Lái, chiều dài
tuyến 18km.
Tuyến 6: Kết nối Quận 9 - Quận 1, điểm đầu Hồ Con Rùa, điểm cuối Khu phức hợp The Park Riverside, chiều dài tuyến 24km.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận