Thế giới

Tranh cãi Tòa án Mỹ xử vụ mua bán tiền ảo Bitcoin

24/12/2016, 20:25
image

Bitcoin không phải là tiền, nên việc giao dịch không thể xếp vào hoạt động rửa tiền.

Anh chung 2

Vụ án Michell Espinoza khiến các nhà làm luật Mỹ phải xem lại các quy định về quản lý công cụ tài chính mới mẻ này.

Phán quyết của Tòa án Miami-Dade Circuit Court (bang Florida, Mỹ) khiến dư luận ngạc nhiên bởi rửa tiền Bitcon - tiền ảo thì tội... cũng ảo.

Tiền “vô chính phủ”... nên tội cũng ảo?

Theo Miami Herald, đây là vụ án chưa từng có tiền lệ, được cả giới tài chính, công nghệ, pháp luật lẫn dư luận quan tâm. Theo đó, nữ thẩm phán Teresa Mary Pooler ở Tòa án Miami-Dade Circuit Court bác bỏ mọi tội danh chống lại Michell Espinoza, chuyên gia thiết kế trang web, với tội danh bán và rửa tiền Bitcoin trị giá 1.500 USD (32 triệu VND) cho các nhân viên an ninh giả danh làm khách hàng. Những người này cần mua Bitcoin để mua thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp.

Trong thời gian xét xử, Michell Espinoza một mực không thừa nhận việc làm của mình là phạm pháp bởi Bitcoin không thể được xem là tiền ngân hàng. Michell Espinoza và đồng nghiệp Pascal Reid bị bắt quả tang bán 1.500 USD Bitcoin. Riêng Pascal Reid là người môi giới không phép, nên đã nhận tội và có thể bị án treo. Cảnh sát cho hay, qua Pascal Reid, nhân viên an ninh mật làm quen với Michell Espinoza trên trang LocalBitcoins.com, đây là trang web chuyên trao đổi Bitcoin. Thậm chí các nhân viên an ninh còn cho hay, họ đã gặp trực tiếp Espinoza ba lần, một tại đường Lincoln, một tại một cửa hàng bán kem và một trong khách sạn.

Xem thêm video:

Cũng theo Miami Herald, đến dự phiên tòa, Michell Espinoza đi cùng hai luật sư của mình là Prieto và Rene Palomino, tất cả đều cho rằng, Bitcoin không phải là tiền nên không thể khép tội được. Giải thích về phán quyết của tòa, nữ thẩm phán Teresa Mary Pooler đã cho rằng, Bitcoin là tiền ảo, tiền “vô chính phủ” không được hỗ trợ bởi bất kỳ Chính phủ, hay ngân hàng trung ương nào, không phải là của cải hữu hình nên không thể cất giấu dưới dạng tiền mặt hay vàng, không có giá trị như tiền thật. “Thậm chí, ngay cả những người có kiến thức hạn chế trong lĩnh vực tiền tệ cũng thừa nhận Bitcoin không thể so sánh như tiền thật được”, Teresa Mary Pooler cho hay.

Hai luật sư của Michell Espinoza, Prieto và Rene Palomino đề nghị tòa bác bỏ phán quyết chống lại Michell Espinoza rằng, theo luật Florida và về mặt kỹ thuật Bitcoin không phải là tiền nên không thể quy là tội rửa tiền. “Ít ra nó cũng giúp cộng đồng Bitcoin biết được những gì thân chủ của tôi đã làm là không trái pháp luật. Về cơ bản, điều mà Espinoza làm là bán tài sản cá nhân, nói đơn giản hơn, Espinoza không phạm luật”, luật sư Rene Palomino nói. Ý kiến này được thẩm phán Teresa Mary Pooler đồng tình, bà cho rằng, Bitcoin không phải là tiền, nên việc giao dịch không thể xếp vào hoạt động rửa tiền.

Thẩm phán Pooler còn nhấn mạnh: “Luật pháp hiện hành vẫn còn quá mơ hồ khi áp dụng đối với Bitcoin. Vì vậy, tòa án chưa sẵn sàng trừng phạt một người bán tài sản của mình cho một người khác. Và ngay cả các chuyên gia pháp lý cũng khó tìm được cách áp dụng một cách chính xác trong trường hợp này”.

Luật quản Bitcoin mỗi nơi một khác

2-a

Michell Espinoza sau khi được tuyên bố trắng án.

Theo luật của bang Florida, một người có thể bị buộc tội rửa tiền nếu tham gia vào các giao dịch tài chính để thúc đẩy các hoạt động bất hợp pháp. Trong vụ án Espinoza, để khép tội, các nhân viên an ninh mật cho hay họ mua Bitcoin để mua bán thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp, nhưng điều này chưa có chứng cứ cụ thể.

Việc truy tố Espinoza đang được giới tài chính, công nghệ và làm luật quan tâm, bởi nó là trường hợp rửa tiền đầu tiên liên quan đến Bitcoin, công cụ tài chính ảo hiện chưa hề có những quy định cụ thể trong việc lưu hành. Phán quyết của Tòa án Miami-Dade Circuit Court được những người ủng hộ Bitcoin ca ngợi bởi nó khuyến khích việc sử dụng các loại tiền ảo và buộc các chính phủ trên thế giới phải tìm cách để hiểu và quản lý công cụ tài chính này.

Cho tới thời điểm hiện tại, có thể coi Bitcoin là đồng tiền của Internet hay “tiền điện tử”. Nó đã trở nên phổ biến với những người cung cấp hàng hóa và dịch vụ hợp pháp. Ở Miami, có vài nhà hàng chấp nhận Bitcoin, thậm chí một vài bác sĩ phẫu thuật cũng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.

Những dịch vụ như CoinBase, hoạt động tương tự PayPal, cho phép người ta mua, bán và sử dụng Bitcoin. Nhưng các chính phủ lại ngại đồng tiền này có thể được sử dụng trên thị trường chợ đen. Ví dụ, gần đây báo chí đề cập trường hợp dùng Bitcoin để buôn lậu ma túy trên tuyến đường Tơ lụa cổ. Hay trong một vụ án ở South Florida, một người bị phạt 10 năm tù sau khi sử dụng Bitcoin để mua ma túy tổng hợp do Trung Quốc sản xuất từ một tù nhân người Canada.

Liên quan đến vụ án, Giáo sư kinh tế Đại học Barry, Charles Evans, chuyên gia tiền ảo khẳng định, Bitcoin không thực sự là tiền, chưa được chính phủ hay ngân hàng trung ương nào ủng hộ. 

Ngay tại Mỹ, quy định quản lý Bitcoin vẫn là một mớ bòng bong, không thống nhất. Ví dụ, Sở Thuế Mỹ (IRS) cũng coi Bitcoin giao dịch không khác gì việc đổi chác hàng hóa. Phán quyết của Tòa án Miami-Dade Circuit Court có thể giúp các nhà làm luật xem xét, chỉnh sửa pháp luật Florida, trong đó có cả các quy định liên quan đến rửa tiền bởi nó bộc lộ những bất cập không phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu bức thiết của cuộc sống.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.