Thời sự

Tranh luận đánh thuế tài sản không rõ nguồn gốc

01/06/2018, 06:12

Dù đây là lần thứ 3 trình ra Quốc hội song phương án xử lý tài sản bất minh tại dự thảo Luật...

1_47485_myzu

Ảnh minh họa

Theo Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, đối với tài sản tăng thêm không chứng minh được nguồn gốc, trong khi chưa có căn cứ xác định do phạm tội, dự thảo Luật đưa ra hai phương án: đánh thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất 45% hoặc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản bất minh.

Tuy nhiên, ĐB Dương Ngọc Hải (TP.HCM) cho rằng cả 2 phương án trên đều không ổn. “Thực tế, ngoài thu nhập chính thức còn những tài sản khác như được thừa kế, cho tặng, tiết kiệm... Nhưng căn cứ nào để đưa ra con số đánh thuế 45% này? Còn phương án phạt hành chính cũng không hợp lý, vì nếu chấp nhận cho phạt cũng đồng nghĩa với việc cho hợp thức hóa số tài sản này sau phạt”, ĐB Hải nhận định.

"Đây là Luật quan trọng được xã hội rất quan tâm nên phải cụ thể để dễ đi vào cuộc sống. Chúng ta có quy định cán bộ phải kê khai tài sản nhưng công tác công khai, rồi kiểm tra bản kê khai ấy lại chưa chặt chẽ, nên đề nghị khi kiểm tra bản kê khai của cán bộ, cán bộ phải có giải trình. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm thì xử lý theo pháp luật, còn khi chưa phát hiện hành vi vi phạm thì phải ứng xử với tài sản đó như tài sản của một công dân bình thường. Với những tài sản lớn bất thường thì tiếp tục kiểm tra làm rõ."

ĐBQH Nguyễn Văn Thể
Bộ trưởng Bộ GTVT

Theo ĐB Hoàng Thanh Tùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, không thể quy tất cả tài sản kê khai không trung thực hoặc không giải trình được hợp lý thành tài sản tham nhũng hoặc tài sản do phạm tội để xử lý. “Cách tiếp cận này là hơi dễ cho cơ quan quản lý nhà nước mà chưa thể hiện sự tôn trọng hợp lý đối với quyền sở hữu tài sản của công dân, một quyền được Hiến định”, ông Tùng nói.

Trong khi đó, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nêu quan điểm: “Đã là đảng viên, là công chức phải chịu sự ràng buộc nhất định theo quy định. Anh kê khai không trung thực phải chịu xử lý. Không nói ra được thì anh phải chấp nhận chứ?”.

Với quan điểm không thể “duy ý chí” khi xây dựng luật, ĐB Nguyễn Văn Thân (Hải Phòng) đề xuất phương án: Không nên truy xét nguồn gốc, đánh thuế tài sản tăng thêm từ trước khi Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Nếu cơ quan tư pháp không chứng minh được tài sản đó là vi phạm thì đương nhiên thuộc về đối tượng kê khai.

Ở góc độ khác, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh quan trọng nhất là xác định được cơ quan kiểm soát và chứng minh tài sản, nếu không thì luật mới hay luật cũ cũng thế, chẳng có tác dụng gì.  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.