Hồ sơ tài liệu

Trung Quốc sắp đưa 8 tàu du lịch trái phép tới Hoàng Sa

21/07/2016, 11:20
image

Trung Quốc đưa 8 tàu tới Biển Đông trong vòng 5 năm tới, hoạt động du lịch trái phép trên vùng biển tranh chấp.

Con tàu Giấc mơ Biển Đông đã được đưa vào phục vụ

Con tàu Giấc mơ Biển Đông đã được đưa vào phục vụ vận tải khách du lịch trái phép tới "cái gọi là Tam Sa" thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Theo China Daily ngày 21/7, Trung Quốc sẽ triển khai tới 8 tàu du lịch, phục vụ các hành trình ra Biển Đông trong vòng 5 năm tới, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động du lịch ở vùng biển tranh chấp này.

Theo đó, Cơ quan Đóng tàu Quốc tế Sanya (Sanya International Cruise) sẽ mua khoảng 5 đến 8 tàu phục vụ vận tải khách du lịch và đóng 4 tàu du lịch tại thành phố Tam Á, đảo Hải Nam Trung Quốc. Công ty Đóng tàu Quốc tế Sanya là Công ty liên doanh giữa tập đoàn xây dựng liên lạc Trung Quốc, Tập đoàn Dịch vụ Vận tải Quốc gia và Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc COSCO.

Ông Liu Junli, Chủ tịch Sanya International Cruise cho biết, hiện tại, công ty đã điều hành một tàu du lịch "Giấc mơ Biển Đông" và dự kiến đưa thêm 2 tàu du lịch vào hoạt động trong mùa hè năm tới. Số tàu này sẽ phục vụ vận chuyển trái phép tới nhóm đảo Lưỡi liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn muốn đưa tàu du lịch đi vòng khắp Biển Đông trong thời gian thích hợp - tờ China Daily viết.

Cũng theo tờ báo này, Trung Quốc dự định xây dựng trái phép khách sạn, cửa hàng và vila trên nhóm đảo Lưỡi liềm  - nhóm đảo hình cánh cung hay lưỡi liềm, nằm về phía tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam. Hiện chưa rõ, số tàu này có sử dụng để phục vụ khách du lịch nước ngoài và cho phép thăm quan trái phép trên Biển Đông hay không.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Tòa trọng tài ra phán quyết bãi bỏ "tuyên bố chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với cái mà Trung Quốc gọi là "đường lưỡi bò" trên Biển Đông. Đồng thời tuyên bố việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp và gây nguy hại tới môi trường cũng như phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các bên.

Xem thêm video Trung Quốc tập trận trái phép trên Biển Đông:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.