Thế giới

Trung Quốc xây “con đường tơ lụa trên biển” qua Singapore

25/08/2016, 05:55
image

Trung Quốc đang thực hiện dự án “con đường tơ lụa trên biển” đi qua Singapore.

chu tich

Ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bên hành lang khách sạn Shangri-La tại Singapore ngày 15/11/2010, khi đó ông Tập đang là Phó Chủ tịch nước

Trung Quốc đang thực hiện dự án “con đường tơ lụa trên biển” đi qua Singapore; Vì với họ, đảo quốc Sư tử là cánh cổng để kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á.

Vì sao chọn Singapore?

Trong 5 năm qua, số lượng công ty Trung Quốc đăng ký hoạt động tại Singapore tăng gấp đôi, lên tới 7.500 công ty. Ông Teo Siong Seng, Giám đốc Tập đoàn Vận tải quốc tế Pacific có trụ sở tại Singapore đang tìm cách thu hút đầu tư của các công ty Trung Quốc. Hiện tại, ông Teo đang thành lập một công ty liên doanh với Tập đoàn Vận tải Trung Quốc (Cosco) nhằm giúp tập đoàn vận tải lớn nhất Trung Quốc xây dựng kết nối với các nước trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn nữa. Mối liên doanh này là điển hình cho hàng nghìn liên doanh khác giữa Trung Quốc - Singapore được kết nối thời gian gần đây, tận dụng nhu cầu cần một trung gian thấu hiểu và kết nối với các thị trường địa phương của “con rồng châu Á”.

Nhu cầu môi giới nảy sinh khi Trung Quốc đề xuất xây dựng "con đường tơ lụa trên biển" thế kỷ 21 vào năm 2013 nhằm tăng cường kết nối với các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương và châu Phi. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ dự án “Một vành đai, một con đường”. Kể từ khi nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chính sách tăng cường đầu tư nước ngoài để xây dựng ảnh hưởng trên thế giới. Ông Tập không tiếc tay đầu tư vào các dự án hạ tầng đang “đói tiền” của Đông Nam Á nằm trên tuyến “con đường tơ lụa trên biển”.

>>> Xem thêm clip:

Đối với Bắc Kinh, việc đầu tư này vừa là giải pháp giải quyết dư thừa công nghiệp, vừa là chiến lược kinh tế để biến Trung Quốc thành cường quốc trong khu vực và thách thức vị trí của Mỹ tại châu Á nhiều năm nay. Đầu tư thương mại đồng nghĩa Trung Quốc đang dần hình thành quyền lực mềm để tăng cường quân sự và thực hiện tham vọng lãnh thổ của nước này. Song, “nhiều nước Đông Nam Á đang cẩn trọng hơn khi hợp tác với các công ty Trung Quốc. Bởi, Trung Quốc vốn có tiếng xấu ở các thị trường nước ngoài gần 10 năm trở lại đây”, ông Gao Zhikai, Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc cho biết.

Cánh cổng kết nối Đông Nam Á

Sở dĩ Singapore là sự lựa chọn tốt nhất vì đây là nước có số người gốc Hoa sinh sống lớn nhất trong khu vực, chiếm gần 75%. Hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore có liên quan tới Trung Quốc. Đầu tư vào Singapore cũng giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế Trung Quốc vốn đang giảm tốc vì ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế…

Ngoài ra, Trung Quốc hy vọng Singapore giúp làm dịu sức nóng biển Đông đang là trở ngại giữa Bắc Kinh với nhiều nước Đông Nam Á. Khám phá những điểm chung giữa Singapore với các nước trong khu vực sẽ giúp các công ty Trung Quốc luồn lách qua tình hình chính trị địa phương đang trong tình thế phức tạp vì căng thẳng trên biển Đông. Ngoài ra, phương án này giúp các công ty Trung Quốc tránh được cạm bẫy như các cuộc đầu tư trước tại châu Phi và Mỹ La-tinh vốn bị chỉ trích vì cách tiếp cận áp đặt. “Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, Trung Quốc nhận thấy, họ cần một người môi giới địa phương”, ông Gao Zhikai, thành viên Ban giám đốc Công ty Phân phối than Winsway Enterprises Holdings, cựu giám đốc Tập đoàn Dầu thô CNOOC nói. Theo ông Gao: “Các công ty Trung Quốc tin rằng đối tác của họ tại Singapore có thể đàm phán dễ dàng và hiểu rõ cách làm việc ở các thị trường khác nhau trong khu vực Đông Nam Á”.

Không chỉ vậy, theo ông Gao, “vấn đề căng thẳng trên biển Đông đang ngày càng nóng, do đó, các công ty Trung Quốc cần phải thận trọng hơn khi thực hiện thỏa thuận với các nước Đông Nam Á. Dù chỉ sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực”. Do đó, Trung Quốc cần một nước làm trung gian kết nối và ông Liang Xinjun, Giám đốc điều hành chi nhánh Singapore của Fosun International, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Trung Quốc nhận định: “Singapore là sự lựa chọn tốt nhất để làm trung gian trong các dự án quốc tế của Trung Quốc”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.