Ứng dụng

Tsar Bomba: "Vua" của các loại bom

21/04/2015, 06:07

Tsar Bomba - Bom Sa Hoàng có sức công phá gấp 3.000 lần bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản.

10.1
Quả bom vua này của Liên Xô nặng 27 tấn, có sức mạnh 50 Megaton, gấp hơn 3.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima - Ảnh: Wikipedia

Ngày 30/10/1961, Thiếu tá Andrei Durnovtsev và phi hành đoàn của ông đã cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola và đến khu vực thử nghiệm hạt nhân của Liên Xô tại Vịnh Mityushikha, thuộc quần đảo Novaya Zemlya.

Andrei Durnovtsev đã điều khiển phi cơ Tu-95 Bear thả bom hạt nhân có sức công phá tương đương 50 megaton (50 triệu tấn thuốc nổ), gấp 3.000 lần bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) định danh quả bom thử nghiệm trên là "Joe 111", nhưng tên được sử dụng rộng rãi và là niềm tự hào của Nga đó là “Tsar Bomba” hay "vua của các loại bom".

9.1
Máy bay Tu-95 thả thử nghiệm quả “vua bom hạt nhân” tháng 10/1961
Ảnh: tư liệu

Các nhà khoa học đã cho sơn lên thân 2 máy bay ném bom này lớp sơn màu trắng để phản quang, nhằm chống lại xung nhiệt kinh hoàng từ vụ nổ bom gây ra. Do quả bom khủng này quá nặng, đến 27 tấn, người ta phải bỏ khoang ném bom để treo quả bom vua này dưới bụng Tu-95, thì máy bay mới có thể cất cánh.

Lúc 11h32 sáng 30/10/1961, quả bom vua được thả khỏi máy bay Tu-95 ở độ cao 10,5 km và rơi từ từ xuống bằng dù, làm giảm tốc độ rơi để đội máy bay có thể thoát ra khu vực an toàn. Họ chỉ có 188 giây. Ba phút sau, khi cách mặt đất 4 km, quả vua bom phát nổ, tạo ra một quả cầu lửa chói loà có đường kính gần 8 km và một đám mây hình nấm cao 72 km, vào tận tầng bình lưu.

8.1
Quả cầu lửa khổng lồ đường kính 8 km tạo ra từ vụ nổ quả bom vua.
Ảnh: Youtube

Khi đó đội máy bay của Durnovtsev đã bay xa được khoảng 48 km. Quả cầu lửa bùng lên, đến độ cao của máy bay Tu-95 và Tu-16. Sức chấn động mạnh đến nỗi chiếc Tu-95 bị rơi xuống gần 1 km trước khi Durnovtsev điều khiển được máy bay. Lớp sơn trắng của 2 máy bay đều bị đốt cháy.

Vụ nổ này được ghi nhận tạo ra chấn động mạnh 5 độ Richter. Ánh sáng của vụ nổ có thể nhìn thấy từ xa 1.000 km, các sóng xung kích từ vụ nổ đã lan đi vòng quanh trái đất ba lần, và làm nứt cửa sổ của một số nhà cửa ở Na Uy và Phần Lan cách đó 900 km. Còn các tòa nhà tại thị trấn bị bỏ hoang Severny ở bãi thử nghiệm đều bị san bằng trong phạm vi 55 km.

11.1
Nơi thử nghiệm quả bom vua của Liên Xô

Tsar Bomba là quả bom rất lớn, nên đặt ra nghi vấn rằng nó không bao giờ có thể trở thành thứ vũ khí thực tế được triển khai trên một máy bay ném bom của Liên Xô trong cuộc đối đầu với Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.

Đối với Sakharov, kinh nghiệm chế tạo và thử nghiệm Tsar Bomba đã thay đổi cuộc sống của ông. Ngay sau khi thả thành công một quả bom Tsar Bomba thử nghiệm, Không quân Liên Xô đã phong cho ông cấp hàm trung tá. Ngoài ra, ông đã được trao Huy chương Anh hùng Liên Xô, vinh dự cao nhất do nhà nước trao tặng.

Video sức công phá của Tsar Bomba:

 Nguồn video: Discovery Channel

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.