Theo hãng tin Reuters, động thái này được cho là nhằm răn đe để đảm bảo xung đột không lan rộng. Bên cạnh đó, đội tàu chiến quy mô lớn này củng cố sức mạnh quân sự đáng kể cho một khu vực vốn đã có nhiều tàu quân sự, máy bay và quân đội của Mỹ.
Gerald R. Ford - Tàu sân bay mới nhất của Mỹ và lớn nhất thế giới
Đầu tiên, tàu sân bay Gerald R. Ford cùng với đội tàu hỗ trợ đã được triển khai đến phía đông Địa Trung Hải từ đầu tuần trước.
Gerald R. Ford được đưa vào hoạt động từ năm 2017, là tàu sân bay mới nhất của Mỹ và cũng là tàu sân bay lớn nhất thế giới với sức chứa hơn 5.000 thủy thủ.
Tàu sân bay Gerald R. Ford, có một lò phản ứng hạt nhân, có thể mang theo hơn 75 máy bay quân sự, bao gồm nhiều loại máy bay chiến đấu như F-18 Super Hornet và E-2 Hawkeye.
Gerald R. Ford cũng được trang bị nhiều loại tên lửa, trong đó có Sea Sparrow Evolved - tên lửa đất đối không tầm trung được sử dụng để chống lại máy bay không người lái và máy bay chiến đấu thông thường.
Các loại tên lửa khác của Ford cũng có thể dùng để đối phó với tên lửa chống hạm.
Ngoài ra, hệ thống đánh chặn tầm gần Mk-15 Phalanx trên Ford có thể đối trọng với các loại đạn xuyên giáp.
Ford còn được trang bị các radar phức tạp có thể giúp kiểm soát không lưu và dẫn đường.
Các tàu hỗ trợ như tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga Normandy, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke Thomas Hudner, Ramage, Carney và Roosevelt đều có khả năng tác chiến đất đối không, đất đối đất và chống tàu ngầm.
Uy lực tàu sân bay Dwight Eisenhower
Tiếp đó, ngày 14/10, Lầu Năm Góc tiếp tục điều động nhóm tác chiến tàu sân bay Dwight Eisenhower di chuyển tới phía đông Địa Trung Hải.
Sẽ mất từ một tuần đến một tuần rưỡi để nhóm tàu này đến được địa điểm chỉ định.
Tàu sân bay Dwight Eisenhower chạy bằng năng lượng hạt nhân và được đưa vào hoạt động từ năm 1977. Dwight Eisenhower lần đầu tiên tác chiến khi Iraq tiến hành hoạt động quân sự tại Kuwait.
Tàu sân bay này còn được gọi là "Ike", có sức chứa 5.000 thủy thủ và có thể chở tới 9 phi đội như máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và nhiều thiết bị bay có khả năng thực hiện các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát.
Giống như Ford, tàu sân bay Ike sẽ được nhiều tàu khác hộ tống như tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Philippine Sea, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Gravely và Mason.
Các tàu hỗ trợ này tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ, đồng thời, cũng có thể thực hiện các hoạt động tấn công khi cần thiết.
Tuy nhiên, Reuters cho rằng, các đội tàu này không phải là một lớp lá chắn phòng thủ phù hợp cho Israel vì quốc gia đã có sẵn các hệ thống phòng thủ tinh vi, phức tạp.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận