Tư vấn cho tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vaccine Covivac
120 tình nguyện viên sẵn sàng tiêm thử nghiệm
Sáng 21/1, Bộ Y tế tổ chức lễ khởi động chương trình nghiên cứu tiêm thử nghiệm vaccine Covivac - vaccine thứ 2 do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Tại đây, nữ tình nguyện viện (27 tuổi, bác sĩ nội trú BV ĐH Y Hà Nội), chi sẻ: "Tôi sẵn sàng tham gia thử nghiệm bởi tôi hiểu rằng những người làm trong ngành y luôn đối mặt với những bất trắc của bệnh dịch, và chúng tôi nắm rất rõ những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình tiêm thử nghiệm. Chúng tôi rất vui được góp phần giúp Việt Nam có thể công bố thêm 1 loại vaccine chống Covid-19".
GS. Tạ thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ: "Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành y tế, tiến hành lâm sàng giai đoạn 1. Trong thời gian ngắn được lãnh đạo bộ giao nhiệm vụ, chúng tôi huy động mọi nguồn lực chuẩn bị cho việc triển khai giai đoạn 1. Chúng tôi đã hoàn tất khu thử nghiệm, được thẩm định kỹ lưỡng, đạt chuẩn cho việc tiến hành thử nghiệm vaccine".
Theo ông Văn, dự kiến, sẽ chọn 120 tình nguyện khỏe mạnh, chủ yếu sinh viên ĐH Y Hà Nội, đủ tiêu chuẩn, thực thi thăm khám đủ, theo dõi chặt chẽ trong quá trình tiêm… Giai đoạn 1, thực hiện tại BV ĐH Y HN, dự kiến tiêm 3 liều 1-3-10mcg, chia 5 nhóm. Mũi tiêm đầu tiên của vaccine này sẽ thực hiện trong tháng 2, sau Tết Nguyên đán.
Mỗi tình nguyện viên tham gia sẽ được tiêm 2 mũi (vaccine hoặc giả dược) cách nhau 28 ngày".
Đánh giá ban đầu về loại vaccine này, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ, Bộ Y tế nhận định: "Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac cho thấy tính sinh miễn dịch cao. Điều kiện bảo quản vaccine không quá nghặt nghèo như các vaccine khác trên thế giới. Vaccine cũng rất phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam".
Đặc biệt, theo ông Tác, Covivac được nghiên cứu dựa trên biến chủng mới của SARS-CoV-2. Chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào vaccine này.
Vaccine Covivac và Nanocovax có gì khác nhau?
Theo ông Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và sinh phẩm y tế IVAC, từ tháng 5/2020, dịch bùng phát IVAC đã tập trung nghiên cứu đầu tư tìm kiếm cơ hội phát triển vaccine phòng Covid-19.
Vaccine Covivac được sản xuất trên công nghệ trứng gà có phôi sản xuất vaccine cúm mùa. Theo đó, trứng gà 11 ngày tuổi được gây nhiễm tự động trên máy và sau đó được nuôi cấy ở nhiệt độ, thời gian thích hợp. Sau đó, hút dịch tự động của trứng có phôi, có lượng virus được nhân lên trong đó. Trải qua giai đoạn lọc, tách, tinh chế… từ 20 nghìn trứng thu được 5 lít cô đặc vaccine…
Ông Thái cho biết thêm, các mẫu dự tuyển tiền lâm sàng được gửi đi nước ngoài đã được WHO công nhận, và sẵn sàng được tiêm thử nghiệm trên người.
Thử nghiệm đánh giá lâm sàng cũng được gửi đi labor Mỹ, Ấn để đánh giá tính miễn dịch, đánh giá độc tính, tiêm trên chuột…. Cùng với kiểm tra đánh giá trên mô hình động vật, IVAC thử an toàn và khả năng dung nạp tại Việt Nam. Kết quả thử tính an toàn cho thấy an toàn và dung nạp tốt trên 2 động vật thử nghiệm chuột và thỏ.
Đánh giá về nghiên cứu thử nghiệm vaccine trên lâm sàng, GS. Đặng Đức Anh, Viện vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết: “Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt ở các liều kháng nguyên khác nhau, có thể triển khai tiêm thử nghiệm trên người. Vaccine này được sản xuất theo công nghệ sản xuất vaccine cúm mùa, đã được tổ chức WHO công nhận ở Việt Nam".
Lý giải về liều lượng thử nghiệm vaccine Covivac có sự khác biệt so với vaccine Nanocovax, ông Đức Anh cho biết, do công nghệ khác nhau, mỗi công nghệ có hàm lượng kháng nguyên khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng tạo miễn dịch sau tiêm vaccine.
Ở giai đoạn 1 sẽ tiêm thử nghiệm cho 120 người tại BV ĐH Y Hà Nội; Giai đoạn 2 dự kiến triển khai ở trung tâm y tế huyện Vũ Thư, Thái Bình, vào thời gian tháng 8-9/2021; Giai đoạn 3 dự kiến vào tháng 11/2021.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận