Sau khi dọn dẹp tươm tất, mỗi gia đình thường chuẩn bị cúng tất niên để mời gia tiên về
Vào ngày 30 tháng Chạp, tất cả mọi việc trong gia đình phải hoàn tất để chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới.
Khấn tất niên mời gia tiên về trong lễ Tất niên như thế nào mới đúng?
Theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp con cháu nhớ tới tổ tiêm, và họ cũng tin vào sự phù hộ của các cụ.
Chính vì vậy trong cuốn Phong tục thờ cúng người Việt của tác giả Song Mai và Quỳnh Trang tuyển soạn, có đề cập rất rõ hai cách rước gia tiên về trong lễ Tất niên.
Thứ nhất là con cháu chỉ làm cỗ dâng cúng tổ tiên vào trưa ngày 30 Tết, khấn vái mời các cụ về dự hưởng tại nhà;
Thứ hai là chiều ngày 30, gia chủ cùng người người thân trong gia đình ra mộ, sửa sang, dọn dẹp và thắp hương khấn mời tổ tiên về nhà cùng con cháu đón Tết.
Sau khi rước các cụ về, cúng cỗ xong cả nhà quây quần ăn tất niên vui vẻ.
Trong mấy ngày Tết, trên bàn thờ luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt, từ chiều 30 Tết, người ta dùng hương vòng hoặc hương sào.
Văn khấn gia tiên trong ngày tất niên:
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại thôn…xã… tỉnh…
Tín chủ con là…. vâng lệnh mẹ, cha cùng toàn thể con cháu nội ngoại toàn gia kính bái.
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của……
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ theo tổ tiên.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân
Kính cáo thổ, địa, chư vị linh thần
Kính mời vong linh tổ tiên về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo
Sau khi rước các cụ về nhà, đợi cháy hết tuần hương, cỗ cúng được hạ xuống, các nhà quây quần tất niên vui vẻ.
Điều quan trọng là mọi thành viên trong gia đình kể cả những người đi xa, đều có mặt để hàn huyên mọi chuyện vui buồn xảy ra trong năm và bàn cách giúp nhau tháo gỡ khó khăn trong năm tới…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận