Nhiều người cho rằng vì mùa đông lạnh, con người có xu hướng lười vận động, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn sinh ra cảm giác mệt mỏi nhưng thực tế không phải vậy.
Trạng thái mệt mỏi hay khỏe mạnh của mỗi người có liên quan mật thiết đến chất lượng của giấc ngủ.
Vào mùa đông, sự thay đổi thời tiết không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài trời mà còn phá vỡ một số quy trình tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là giấc ngủ.
Một chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ chia sẻ: "Vào mùa đông, khi đêm dài hơn và ngày ngắn lại, nhiều người sẽ cảm thấy lơ mơ vào ban ngày và không cảm thấy thoải mái lúc nghỉ ngơi.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, sau đó dẫn đến cảm giác của chúng ta vào những ngày kế tiếp.
Nguyên nhân lớn nhất là vì chúng ta tiếp nhận ánh Mặt trời không đủ. Ánh sáng tự nhiên vốn có tác dụng cải thiện tâm trạng, cung cấp năng lượng và ngăn cơ thể sản sinh ra melatonin - hormone gây buồn ngủ".
Như vậy, khi ánh sáng ngoài trời giảm, cơ thể sẽ giải phóng melatonin, loại hormone có tác dụng thông báo đã đến giờ đi ngủ.
Vào mùa đông, mặt trời lặn sớm khiến quá trình giải phóng melatonin bị đẩy lên, cơ thể không phân biệt rõ ngày và đêm, kết quả là giấc ngủ bị rối loạn.
Thêm nữa, mùa đông còn có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm theo mùa khiến nhiều người cảm thấy buồn chán, mệt mỏi.
Ngoài ra, vào mùa đông, chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn. Ăn sát giờ đi ngủ làm bạn dễ tỉnh dậy giữa chừng, dẫn đến ợ nóng, tăng cân cùng chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bạn không thể ngon giấc và liên tục mệt mỏi trong ngày.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận