Có những người thích thịt gà trắng và có những người chỉ ăn thịt nâu.
Câu hỏi đặt ra là hai loại thịt này khác nhau như thế nào và phải chăng thịt trắng tốt cho sức khỏe hơn thịt nâu?
Thịt gà nâu chứa nhiều chất béo và calo hơn thịt gà trắng song lại là nguồn vitamin, khoáng chất tuyệt vời.
Thịt gà nâu chứa nhiều chất béo và calo hơn thịt gà trắng.
Theo Health, sự khác biệt cơ bản giữa thịt trắng và thịt nâu phụ thuộc vào myoglobin, loại protein gắn kết và vận chuyển oxy trong mô cơ. Nồng độ myoglobin càng cao, màu thịt càng đậm.
Do hoạt động đi, chạy, phần chân và đùi của gà cần nhiều oxy hơn, tức là có nhiều myoglobin hơn nên sậm màu hơn. Ngược lại, phần ức và cánh sẽ có màu sáng.
Về mặt dinh dưỡng, thịt nâu chứa nhiều calo và chất béo hơn thịt trắng. Một phần đùi gà nướng chứa 8,6 g chất béo bao gồm 2,7 g chất béo bão hòa.
Một phần ức gà nướng với trọng lượng tương đương chứa 4 g chất béo bao gồm 1,1 g chất béo bão hòa. Tuy nhiên, ở cả thịt trắng lẫn thịt nâu, loại chất béo chủ yếu vẫn là chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe.
Một phần đùi gà nướng không da chứa lượng sắt ngang với một phần ức gà nướng không da (1,1 g).
Tương tự thịt trắng, thịt nâu rất giàu vitamin cùng khoáng chất. Đó là nguồn vitamin B6, kẽm, niacin, selenium, phosphorus, sắt, riboflavin, pantothenic acid tuyệt vời; hỗ trợ cơ thể tổng hợp và chuyển hóa protein, carbs, chất béo.
Trên thực tế, một phần đùi gà nướng không da chứa lượng sắt ngang với một phần ức gà nướng không da (1,1 g). So với sắt thực vật, cơ thể dễ hấp thụ sắt từ thịt nâu hơn.
Cuối cùng, thịt nâu có mùi vị đậm đà, mọng nước còn thịt trắng rất dễ bị khô khi nấu nướng. Chất béo trong thịt nâu cũng giúp thỏa mãn dạ dày đồng thời kéo dài cảm giác no bụng.
Gà nấu nấm, củ quả là món ăn giàu dinh dưỡng.
Bạn không cần từ bỏ thịt nâu để chuyển sang thịt trắng mà cứ ăn điều độ mỗi tuần vài lần.
Nếu muốn tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng, bạn có thể nấu gà với các loại rau củ quả như nấm hoặc dùng cả thịt nâu lẫn thịt trắng để nấu súp.
Trường hợp mắc bệnh tim mạch, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn thịt gà.
Cách làm món gà nấu nấm vừa bổ vừa ngon
Thịt gà là nguyên liệu dễ tìm, dễ chế biến, lại thơm ngon và bổ dưỡng. Ngày cuối tuần, bạn có thể cải thiện bữa ăn bằng cách nấu gà khác lạ: gà nấu nấm vừa bổ vừa ngon.
Hy vọng món ăn sẽ đem lại cho gia đình bạn bữa ăn ngon miệng và kéo khoảng cách giữa cách thành viên trong gia đình lại gần hơn sau cả tuần bận rộn.
Nguyên liệu:
- 1 kg thịt gà
- 100-150g nấm rơm
- 10 tai nấm đông cô
- 5 tai mộc nhĩ
- 1 củ cà rốt vừa
- 1 củ hành tây
- 1 bát con bột năng
- 1 thìa bột nêm, dầu hào, đường, tiêu,
- 100g hành tỏi
Cách làm:
- Thịt gà rửa sạch, nếu cẩn thận bạn có thể sát qua lớp thịt bên ngoài với muối để tiệt trùng. Sau đó rửa lại với nước, để ráo. Chặt thịt thành những miếng vừa ăn.
Cho thịt vào một cái khay hoặc bát to, ngâm ướp với các gia bị: 2-3 thìa café hạt nêm, 2 thìa café dầu hào, 1 thìa café tiêu, 2 thài cafe đường.
Nhào nhẹ nhàng cho thịt ngấm gia vị và để ngâm ít nhất 1 tiếng. Bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm để thịt ngấm gia vị kĩ hơn.
- Cà rốt rửa sach, nạo vỏ. Cắt khú dày 2-3 cm vừa ăn.
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và bổ múi cau.
- Nấm rơm rửa sạch, chẻ đôi cây nấm. Nấm đồng cô và mọc nhĩ ngâm vào nước 30 phút cho nở ra rồi sửa lại với nước. Thái mọc nhĩ vừa ăn.
- Thịt gà lấy ra đảo lại với hành tỏi băm nhuyễn, để ngấm. Chuẩn bị một chảo dầu nóng, chiên qua thịt gà để thịt săn chắc hơn.
- Cho thịt gà vào nồi và đổ nước ngập mặt thịt, đun cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.
- Cho cà rốt vào nồi. Nêm gia vị cho vừa ăn. Bạn có thể cho thêm 1-2 thìa café dầu hào cho món ăn có màu caramen đẹp mắt. Đun lửa nhỏ 20 phút.
- Cho tiếp nấm rơm, nấm đông cô, mộc nhĩ cùng hành tây vào đun thêm 10 phút nữa.
- Hòa bột năng với một bát ô tô nước, quậy đều rồi đổ vào nồi gà. Đảo nhẹ nhàng cho các nguyên liệu trộn đều với nhau. Tắt bếp.
- Múc gà ra bát, dùng rau mùi hoặc hành lá trang trí bên trên để tạo màu sắc hài hòa và hương thơm cho món ăn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận