ADB tính toán, châu Á cần 1,7 tỷ USD mỗi năm đầu tư cho hạ tầng |
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong buổi họp báo ngày 8/3 cho biết, năm 2009, báo cáo nhan đề “Cơ sở hạ tầng cho một châu Á kết nối” đã chỉ ra, châu Á cần đầu tư khoảng 8 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2010-2020, tương đương 750 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên theo cập nhật của ADB, đến nay nhu cầu đầu tư cho hạ tầng đã cao gấp đôi so với ước tính 750 tỷ USD mỗi năm như dự toán ban đầu, do nhu cầu đầu tư tăng nhanh của hạ tầng và các khoản bù đắp cho biến đổi khí hậu.
“Châu Á đang phát triển sẽ cần đầu tư 26 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2016 tới 2030, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, nếu khu vực muốn duy trì đà tăng trưởng, xóa nghèo, và ứng phó với biến đổi khí hậu”, ADB tính toán. Nếu không tính chi phí giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, nhu cầu vốn sẽ là 22,6 nghìn tỷ USD, tương đương 1,5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
ADB dự báo nhu cầu đầu tư cho hạ tầng tại châu Á thời gian tới sẽ ngày càng tăng nhanh và gấp 4 lần hiện nay.
Ông Bambang Susantono – Phó chủ tịch ADB cho hay, Việt Nam là một trong số các nước đầu tư cho hạ tầng lớn và nhanh nhất châu Á, khoảng 5,6% GDP.
Ông Bambang Susantono cũng cho rằng, giao thông là yếu tố giúp tăng cường sự kết nối rất tốt giữa các khu vực. “Khi nhìn vào các dữ liệu thì đối với riêng lĩnh vực giao thông, nguồn vốn đầu tư cho giao thông ở Việt Nam chủ yếu là tài chính công, tài chính tư ít. Rõ ràng, tài chính công vẫn là nguồn chủ chốt”, ông Ông Bambang Susantono nói.
Phó Chủ tịch ADB cũng cho biết, kể cả trước đây, trừ lĩnh vực viễn thông, bất cứ lĩnh vực hạ tầng nào ở Việt Nam vẫn chủ yếu được đầu tư từ nguồn ngân sách. Do đó, ông cho rằng, Việt Nam cần xây dựng khung pháp quy để thu hút vốn tư nhân.
“Các nghiên cứu của chúng tôi đều chỉ ra rằng cung cấp khung pháp quy thuận lợi sẽ thu hút được nhà đầu tư tư nhân”, Phó Chủ tịch ADB nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận