Cấp khoản vay ODA mới cho các dự án hạ tầng chiến lược
Đây là cuộc hội kiến đầu tiên của Thủ tướng hai nước kể từ khi ông Ishiba nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản.
Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng ông Shigeru Ishiba được bầu giữ các cương vị Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Thủ tướng Nhật Bản.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu và lâu dài; ủng hộ Nhật Bản đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Thủ tướng đề nghị Nhật Bản xem xét cung cấp cho Việt Nam các khoản vay ODA mới cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các địa phương của Việt Nam.
Thủ tướng cũng đề xuất mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...
Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ vui mừng lần đầu tiên có cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam.
Ông đánh giá cao những đóng góp của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, khẳng định Việt Nam là đối tác then chốt trong triển khai Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở; mong muốn cùng đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, thực chất hơn nữa.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực Việt Nam đối với sự phát triển của kinh tế Nhật Bản, Thủ tướng Ishiba khẳng định, sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho lao động, thực tập sinh Việt Nam học tập và làm việc tại Nhật Bản thông qua "Chương trình việc làm để phát triển kỹ năng", sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai nhà lãnh đạo thống nhất tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế tiểu vùng Mekong...
Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Australia ưu tiên hỗ trợ ODA cho Việt Nam
Hỗ trợ ODA cũng là một trong những ưu tiên được Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết trong cuộc hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ông Anthony Albanese cam kết Australia sẽ luôn ưu tiên hỗ trợ ODA cho Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu như thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, kinh tế số...
Thủ tướng Anthony Albanese nhấn mạnh, Australia coi trọng việc tăng cường quan hệ với Việt Nam, khẳng định việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Australia tiếp tục đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN và tham vấn với ASEAN, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới đồng thời tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ hợp tác tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong.
Tăng tần suất các chuyến bay thẳng kết nối các thành phố lớn
Cùng sáng 11/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres.
Trao đổi về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao theo hình thức linh hoạt giữa lãnh đạo hai nước.
Hai bên cần sớm đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương, tăng tần suất các chuyến bay thẳng kết nối các thành phố lớn của hai nước nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Modi đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Vientiane sẽ có tác động rộng khắp tại khu vực.
Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đề cao các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận