Ngày 16/7, ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Chính sách công và Quản lý Trường Fulbright nhận định, triển vọng 6 tháng cuối năm, xuất khẩu khó tăng trưởng và khó phục hồi trước như trước.
Mặt hàng thuỷ hải sản, may mặc, giày dép... cũng giảm, tuy nhiên linh kiện điện tử sẽ tăng mạnh.
Theo ông Thành, Việt Nam còn dư địa cho các chính sách kích cầu và hoàn toàn có thể chuẩn bị các gói hỗ trợ lớn. Suốt 4 tháng qua lạm phát đã âm, tháng 6 có tăng nhưng so với năm trước thấp nhiều.
Điều đó cho thấy áp lực lạm phát thấp. Chúng ta không bị thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ hoàn toàn có thể vay nợ.
Trên thực tế không chỉ Việt Nam mà cả thế giới nền kinh tế sẽ đi vào suy thoái, tổng mức bán hàng hoá dịch vụ giảm.
"Cho đến nay đã có 11.000 tỷ USD đã được các chính phủ các nước đưa ra qua công cụ chính sách tài khoá để hỗ trợ người lao động và DN.
Trong đó tại Mỹ hiện đang có 3/4 người lao động đang được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp do dịch Covid. Vì thế dự báo năm 2021 Mỹ sẽ không còn người nghèo nữa vì tiền trợ cấp này còn cao hơn cả tiền lương", ông Thành nói.
Liên quan đến câu chuyện Vietnam Airlines đang xin 12.000 tỷ đồng hỗ trợông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Chính sách công và Quản lý Trường Fulbright cho biết, tại Đức hãng hàng không Lufthansa cũng đã đề nghị hỗ trợ 6 tỷ đô la.
Chính phủ đã đưa vấn đề này ra Uỷ ban EU và sau đó đã được chấp thuận cho phép dùng quỹ hỗ trợ khẩn cấp để hỗ trợ thanh khoản cho Lufthansa.
"Về nguyên tắc nếu chính phủ bảo lãnh sẽ vi phạm luật đầu tư công, nhưng đây là hỗ trợ thanh khoản, sau đó nhà nước nắm quyền chi phối. Sau khi hoạt động trở lại, cổ phần nhà nước sẽ được bán. Việc này gọi là hỗ trợ thanh khoản và Việt Nam cũng có thể làm vậy", ông Thành nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận