Để thực hiện dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch (đường Vành đai 2,5), tháng 3/2020, Sở Xây dựng Hà Nội đã bàn giao hơn 100 cây bóng mát trên đường Nguyễn Văn Huyên (trong phạm vi dự án) cho Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội để thực hiện dịch chuyển vào vị trí hè mới. Trong số này, có 34 cây sưa là loại gỗ quý, có giá trị về kinh tế
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại, nhiều cây sưa tại đây đã chết khô khiến nhiều người dân tỏ ra lo lắng
Dù được rào sắt bảo vệ, cây này cũng đã không còn sức sống
Phần vỏ cây bị bong tróc
Mặc dù được chăm sóc cẩn thận nhưng những cây này không có dấu hiệu "hồi sinh"
Một cây đã chết khô từng được hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách truyền dung dịch vào thân
Thường xuyên tập thể dục trên đường Nguyễn Văn Huyên, ông Lê Thanh Hải (quận Cầu Giấy) cho biết: “Trước đây, hàng cây vẫn xanh tốt nhưng từ khi dịch chuyển lùi vào vỉa hè lại xuất hiện tình trạng úa vàng, héo khô. Không chỉ người dân quanh đây mà ai đi qua cũng tiếc nuối, xót xa vì để có được một cây sưa to lớn như vậy không hề đơn giản”
Nhìn các cây quý chết khô, chị Vũ Vân Anh (quận Hà Đông) bày tỏ: "Có lẽ, việc trồng sưa trên những tuyến đường này chưa thực sự thích hợp cho cây phát triển. Nếu hàng cây được đặt ở vị trí yên tĩnh, không gian thoáng mát như công viên hay khu bảo tồn thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Còn ở vỉa hè của một thành phố lớn như Hà Nội có thể lựa chọn các loại cây thông thường như phượng vĩ, bằng lăng... hơn là cây có giá trị cao phải bảo vệ cẩn thận"
Bên cạnh những cây đã chết, một cây khác cũng đang có dấu hiệu úa lá, không đâm chồi
Trước đó, để bảo vệ hàng sưa khỏi trộm cắp, đơn vị quản lý đã lắp đặt nhiều lớp hàng rào sắt xung quanh từ gốc đến giữa thân cây, đồng thời lắp đặt hệ thống camera theo dõi bảo vệ
Đây là loại cây có nguồn gen đặc biệt nằm trong trong sách đỏ Việt Nam và cấm khai thác với mục đích thương mại
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận