Sau hơn 120 năm sử dụng, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hàng ngày vẫn "gánh" trên mình hàng chục nghìn lượt phương tiện qua lại. Để giảm tải, ở hai đầu cầu đã có biển cấm người đi bộ, ô tô cả ngày và cấm xe đạp thồ, xe máy thồ từ 5h-20h. |
Đại diện Công ty CP Đường sắt Hà Hải, đơn vị trực tiếp quản lý, duy tu, bảo trì cầu Long Biên cho biết việc cấm người bộ lên cầu là do các tấm đan ở phần đường bộ hành giờ đã xuống cấp, nếu tụ tập đông người, đùa nghịch có thể xảy ra sự cố. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông vào mỗi chiều, nhiều người vẫn vô tư đi bộ, hóng gió, tập thể dục... trên cầu. |
Cùng gia đình đi dạo, chị Nguyễn Thị Thu Hằng (quận Long Biên) chia sẻ: "Nhân dịp có họ hàng từ Hà Giang xuống thăm nên tôi đưa mọi người lên đây để giới thiệu về cây cầu nổi tiếng và cũng là "chứng nhân lịch sử" của Thủ đô. Cũng khá bất ngờ khi biết có quy định cấm người đi bộ trên cầu Long Biên. Hy vọng rằng lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nắm được rõ hơn". |
Tương tự, em Nguyễn Hoàng Nhật (15 tuổi, trú tại quận Long Biên) cho hay: "Ngày nghỉ cuối tuần, em thường xuống bãi giữa tập bơi nhưng không biết là có biển cấm đi bộ trên cầu". |
Việc người dân đi bộ trên các tấm đan bê tông lưới, mỏng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. |
Đáng chú ý, nhiều vị trí tấm đan đã bị vỡ, trơ lõi sắt nên không chịu được tải trọng lớn khi có nhiều người đi lên cùng lúc. |
Đi bộ thể dục trên cầu Long Biên đã trở thành thói quen của nhiều người. |
Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ rủ nhau lên cầu Long Biên hóng mát, chụp ảnh. |
Không chỉ có người đi bộ, nhiều xe máy còn leo lên lối bộ hành để xuống bãi giữa sông Hồng, gây áp lực không nhỏ cho các tấm đan. |
Trong tháng 5 vừa qua, cầu Long Biên đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sập tấm đan trên lối đi dành cho người đi bộ và mặt đường bộ dành cho xe máy, xe thô sơ lưu thông, uy hiếp ATGT. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận