Thói quen ăn cơm nguội rất phổ biến hằng ngày trong các gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng và bảo quản cơm không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại lớn cho sức khỏe.
1. Cơm nguội và cơm vừa chín khác nhau thế nào?
Cơm nguội chứa hàm lượng tinh bột đề kháng (hay còn gọi là kháng tinh bột) cao hơn so với cơm vừa được nấu chín.
Kháng tinh bột là một loại chất xơ mà cơ thể không thể tiêu hóa. Tuy nhiên loại tinh bột này có thể được lên men trong đường tiêu hóa nhờ một số loại vi khuẩn có lợi.
Khi lợi khuẩn phát triển, chúng lấn át và tiêu diệt những vi khuẩn có hại nên có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đường tiêu hóa.
Cơm nguội muối vừng là món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Quá trình lên men tạo ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA), ảnh hưởng đến 2 hormone - peptide là glucagon-1 (GPL-1) và peptide YY (PYY) điều chỉnh cảm giác thèm ăn của con người.
Ngoài ra 2 hormone này còn được gọi là hormon chống đái tháo đường và béo phì. Do chúng có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và khả năng giảm lượng mỡ tích tụ ở phần bụng.
2. Những nguy cơ tới sức khỏe khi ăn cơm nguội
Tuy nhiên, thói quen này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ăn cơm nguội hâm nóng hay cơm rang có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Bacillus cereus gây nên. Đây là loại vi khuẩn xuất hiện nhiều và là nguyên nhân hàng đầu của ngộ độc thực phẩm.
Triệu chứng của ngộ độc Bacillus cereus là đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn trong khoảng 15 đến 30 phút sau khi ăn.
Sử dụng và bảo quản cơm nguội không đúng cách có thể gây ngộ độc.
Các tác nhân gây bệnh chẳng hạn như Bacillus cereus phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 4 đến 60 ̊C. Do đó nếu bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng, các bào tử sẽ có điều kiện phát triển, nhân lên và sản sinh ra độc tố dẫn đến ngộ độc
Mặc dù tất cả những người ăn cơm nguội đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nhưng nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ đang mang thai thường chịu những ảnh hưởng nặng nề hơn.
3. Cách bảo quản và ăn cơm nguội an toàn
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp hạn chế tối đa những nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm do ăn cơm nguội:
Nên để tủ lạnh
Đầu tiên, cần làm lạnh cơm trong vòng một giờ bằng cách chia cơm vào vào các hộp nhỏ, kín. Cơm nóng nên được để nguội trước khi cho vào tủ lạnh.
Bảo quản bằng cách chia cơm vào các hộp và bát bọc kín để lạnh.
Cơm nguội sau mỗi bữa ăn không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng
Quá mốc thời gian này, các bào tử vi khuẩn có thể phát triển và nhân lên mạnh mẽ. Nếu để trong tủ lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ tối đa là 5 độ C để ngăn ngừa sự hình thành nha bào. Cơm nguội có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 đến 4 ngày.
Ăn cơm nguội là thói quen cũng như sở thích của nhiều người. Việc ăn cơm nguội sẽ an toàn miễn là được bảo quản và chế biến đúng cách.
Việc hâm nóng lại cơm nguội còn thừa của bữa ăn trước là chuyện xảy ra như “cơm bữa” ở mỗi gia đình Việt. Nếu không biết bảo quản cơm nguội đúng cách, dễ gây nên mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe gia đình từ chính thực phẩm tưởng chừng như vô hại này.
Không chỉ trong gia đình, trên hè phố mọc lên rất nhiều những quán cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm. Trong đó, việc sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc còn đáng lo ngại hơn gấp nhiều lần.
Cơm rang là món ăn đường phố phổ biến và được ưa chuộng bởi ngon miệng và tiện dụng.
Chuyên gia khuyến cáo gì?
Nói về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, những thắc mắc của người dân về việc ăn cơm rang ở các hàng quán nguy cơ xảy ra ngộ độc cao là hoàn toàn có cơ sở.
Bởi tình trạng sử dụng cơm nguội để chiên rang ở các cửa hàng ăn uống là rất phổ biến. Và việc họ có sử dụng cơm nguội lâu ngày hay không khó mà kiểm chứng được.
Việc bảo quản cơm nguội và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở những quán cơm bình dân còn rất nhiều vấn đề cần phải được lưu tâm.
Do vậy, việc ăn cơm rang thường xuyên là điều không nên, vì thực tế cơm rang cùng dầu mỡ có thể gây những triệu chứng khó tiêu cho người sử dụng.
Giờ đây có nhiều cách chế biến khiến cơm nguội không còn đơn điệu, nhàm chán mà còn trở thành món quà vặt ngon miệng.
Còn theo Ths. Trần Quốc Hùng - giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít.
Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa họ thường hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.
“Theo tôi, các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa và để lâu cũng không tốt do bị biến chất, kể cả là cơm đã được bảo quản trong tủ lạnh”, Ths. Hùng khuyến cáo.
Không nên bảo quản cơm trong tủ lạnh quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần.
Theo ông, trong trường hợp ăn còn cơm thừa thì ngay khi cơm vẫn còn nóng, người dùng cần phải làm lạnh thật nhanh, có thể để cả ruột nồi cơm cho vào chậu nước lạnh sau đó cho làm nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Tuy nhiên, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.
Riêng thông tin ăn cơm nguội gây ung thư, đã có nhiều bác sĩ khẳng định đây là thông chưa chính xác vì thói quen ăn cơm nguội là rất phổ biến và vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ung thư dạ dày do ăn cơm nguội đã hâm nóng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận