Xã hội

Covid-19 ngày 1/2: Cả nước ghi nhận 11.023 F0 mới trong ngày mùng 1 Tết

Covid-19 ngày 1/2 tại Việt Nam: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.023 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội thêm 2.705 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 31/1 đến 16h ngày 01/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.023 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 11.011 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.626 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 7.303 ca trong cộng đồng).

img

Số ca nhiễm mới trong ngày mùng 1 Tết giảm 1.626 ca so với ngày hôm qua.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.705), Đà Nẵng (783), Hải Phòng (496), Quảng Nam (475), Bình Định (444), Thanh Hóa (412), Phú Thọ (388), Hưng Yên (355), Bắc Ninh (342), Nam Định (330), Hải Dương (293), Nghệ An (270), Thái Nguyên (246), Hòa Bình (229), Bắc Giang (229), Vĩnh Phúc (207), Thái Bình (198), Ninh Bình (177), Lâm Đồng (173), Hà Nam (160), TP. Hồ Chí Minh (155), Bình Phước (154), Quảng Ninh (116), Quảng Bình (112), Lào Cai (106), Tây Ninh (105), Quảng Trị (98), Tuyên Quang (94), Cà Mau (93), Bến Tre (87), Hà Giang (85), Thừa Thiên Huế (84), Phú Yên (82), Sơn La (82), Quảng Ngãi (59), Đắk Nông (52), Kiên Giang (49), Điện Biên (44), Bà Rịa - Vũng Tàu (43), Lai Châu (42), Khánh Hòa (42), Yên Bái (40), Hậu Giang (39), Bạc Liêu (37), Vĩnh Long (37), Long An (32), Bình Dương (29), Trà Vinh (27), Đồng Nai (21), Cao Bằng (15), Đồng Tháp (11), Bình Thuận (11), An Giang (10), Cần Thơ (4), Tiền Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-439), Kon Tum (-288), Nam Định (-144).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+89), Quảng Nam (+72), Lào Cai (+48).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.122 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.286.750 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.169 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) nâng số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.279.719 ca, trong đó có 2.059.241 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.047), Bình Dương (292.908), Hà Nội (134.223), Đồng Nai (99.910), Tây Ninh (88.284).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 39.608 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.062.058 ca. Trong đó, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.315 ca.

(Thông tin về số ca tử vong sẽ được cập nhật trở lại vào ngày 03/02/2022)

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.222.864 mẫu tương đương 77.232.838 lượt người, tăng 18.230 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 31/01 có 145.079 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.431.371 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.073.848 liều, tiêm mũi 2 là 74.168.251 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.189.272 liều.

Số F0 đang điều trị giảm mạnh

Theo cập nhật lần gần nhất của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, đến hết ngày 30/1, Việt Nam chỉ còn 144.467 ca mắc Covid-19 đang điều trị (giảm 45,7% so với trung bình 7 ngày trước).

Trong số này, 51.566 người phải điều trị tại bệnh viện. Số trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch của cả nước do Covid-19 là 2.843 người.

img

Trong Tết, tất cả cán bộ y tế, cơ sở điều trị Covid-19 đều hoạt động bình thường, không có giây phút nào nghỉ ngơi, nỗ lực cứu chữa người bệnh.

So với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới ghi nhận ngày 30/1 đã giảm 46,2%, lượng người tử vong giảm 30,6%.

Mặt khác, tại Hà Nội, địa phương đang đứng đầu cả nước về số ca mắc mới, 3.288 F0 đang phải điều trị tại bệnh viện. Tình hình này cũng tương tự tại các điểm nóng còn lại của dịch như Đà Nẵng, Bắc Ninh hay Hải Phòng.

Cụ thể, Đà Nẵng đang điều trị cho 519 bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, số ca diễn biến nặng, nguy kịch là 62, tăng tới 79,3% so với trung bình tuần qua.

Tại Bắc Ninh, số người phải điều trị tại bệnh viện là 2.097 trường hợp, 64 ca trong đó diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 3,5% so với 7 ngày trước đó).

Với Hải Phòng, trong 1.160 F0 đang điều trị tại bệnh viện có tới 153 ca diễn biến nặng, nguy kịch. Con số này tăng 11,4% so với trung bình tuần trước. Thành phố cũng đang có một trường hợp phải can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO).

Trao đổi với báo chí sáng 31/1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện các con số thể hiện tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam đều rất khả quan. Cụ thể, số lượng trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch hay tử vong do Covid-19 đều đang giảm.

Ông Long chia sẻ: “Để đạt được những kết quả này, chúng ta đã phải trải qua quá trình dài triển khai mọi biện pháp y tế. Từ vấn đề tiêm chủng, chuẩn bị năng lực điều trị, hệ thống y tế tới kinh nghiệm điều trị, cách thức tổ chức phân tuyến bệnh nhân, quản lý sớm, điều trị sớm F0 ngay tại cộng đồng”.

Từ đây, số lượng người mắc Covid-19 tử vong của Việt Nam trong thời gian qua đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh chúng ta tuyệt đối không được phép chủ quan, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Về phía ngành y tế, bộ cũng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp như tiêm chủng, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chăm sóc, điều trị bệnh nhân ở tất cả tuyến.

Ông Long khẳng định: “Trong Tết, tất cả cán bộ y tế, cơ sở điều trị Covid-19 đều hoạt động bình thường, không có giây phút nào nghỉ ngơi. Chúng tôi sẽ cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới”.

Cả nước có 185 ca mắc do biến thể Omicron tại 15 tỉnh, thành

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.058 ca nhiễm).

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

img

Nhân viên y tế đến theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân F0 tại nhà ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.892), Bình Dương (292.879), Hà Nội (131.518), Đồng Nai (99.889), Tây Ninh (88.179).

Đến nay, cả thế giới có 375.521.978 ca nhiễm, trong đó 296.680.008 ca khỏi bệnh; 5.682.853 ca tử vong và 73.159.117 ca đang điều trị (93.741 ca diễn biến nặng).

Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 453.139 ca, tử vong tăng 1.411 ca. Châu Âu tăng 242.259 ca; Bắc Mỹ tăng 13.929 ca; Nam Mỹ tăng 2.083 ca; châu Á tăng 158.808 ca; châu Phi tăng 4.429 ca; châu Đại Dương tăng 31.631 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 22.610 ca, trong đó: Thái Lan tăng 8.008 ca, Philippines tăng 14.546 ca, Campuchia tăng 56 ca.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.835 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.022.450 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 128 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.777 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.204.634 mẫu tương đương 77.211.793 lượt người, tăng 21.577 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 30/01 có 159.885 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.280.001 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.059.864 liều, tiêm mũi 2 là 74.137.789 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.082.348 liều.

Hà Nội thêm 2.724 ca mắc COVID, 25 trường hợp tử vong

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (164); Đông Anh (121); Đống Đa (112); Chương Mỹ (103); Bắc Từ Liêm (95).

img

Quận Hoàng Mai (Hà Nội) tăng "nóng" số ca bệnh Covid-19 khi tiếp tục ghi nhận 164 ca mắc mới trong ngày.

Sở Y tế Hà Nội thông báo từ 18h ngày 30/1 đến 18h ngày 31/1, thành phố ghi nhận 2.724 ca mắc COVID-19, trong đó có 412 ca cộng đồng.

Ca mắc mới tại 438 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (164); Đông Anh (121); Đống Đa (112); Chương Mỹ (103); Bắc Từ Liêm (95).

Như vậy, số ca mắc COVID-19 tính từ khi Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 (ngày 24/7) đến nay là 127.762 ca.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 134.669 ca.

Về công tác điều trị, hiện toàn thành phố có 66.409 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (151), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (168), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3070), cơ sở thu dung điều trị thành phố (236), cơ sở thu dung quận, huyện (2108), theo dõi cách ly tại nhà (60.995).

Số ca tử vong trong ngày là 25 trường hợp, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 636 người.

Trong ngày toàn thành phố tiêm được 14.510 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là 14.737.867 mũi tiêm; 244.3682 mũi bổ sung và 2.372.116 mũi vaccine nhắc lại.

Hiện tại các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Hà Nội như giám sát nhập cảnh, xét nghiệm, chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn đang được ngành y tế phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Phát hiện hơn 50 học sinh mầm non tại một xã mắc Covid-19

Ngành Y tế và địa phương đã phải họp khẩn trong đêm khi xét nghiệm phát hiện 100 ca mắc Covid-19 tại một xã miền núi, trong đó hơn một nửa là học sinh mầm non.

Ngày 31/1, thông tin từ UBND huyện Yên Thành, Nghệ An, cho biết qua lấy mẫu xét nghiệm, test nhanh đã phát 100 ca mắc Covid-19 tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành. Ngày sau khi phát hiện chùm ca bệnh vào tối ngày 30/1 (tức 28 Tết), PGS.TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, đã có buổi họp khẩn với lãnh đạo huyện Yên Thành. Cụ thể, theo báo cáo, trong ngày 30/1 xã miền núi Thịnh Thành đã ghi nhận 100 ca mắc Covid-19, trong đó hơn một nửa số ca nhiễm là các cháu học sinh mầm non.

img

Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu test nhanh trong cộng đồng cho người dân

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến đề xuất phương án để sớm khống chế ổ dịch và có những kiến nghị đề xuất với các cơ quan chuyên môn để triển khai điều trị F0 tại nhà. Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, PGS.TS Dương Đình Chỉnh nhận định việc xuất hiện lượng F0 lớn trong cộng đồng chủ yếu là các cháu nhỏ, điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nếu không có các giải pháp kịp thời, dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh trước và sau Tết Nguyên đán.

Để khống chế tiến tới dập dịch một cách nhanh nhất, Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Yên Thành cần khẩn trương thiết lập các cơ sở thu dung để kịp thời điều trị F0 và hướng dẫn theo dõi, điều trị các F0 tại nhà. Trong đó, cần chủ động về thuốc, vật tư y tế và các điều kiện thiết yếu khác để chăm sóc, điều trị các ca bệnh.

Nhanh chóng truy vết, rà soát và điều tra dịch tễ các đối tượng có nguy cơ cao, xét nghiệm diện rộng để sớm bóc tách F0. Kích hoạt và phát huy hết khả năng, vai trò của tổ Covid cộng đồng, cùng tham gia hỗ trợ các gia đình có F0. Chính quyền địa phương cần đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có F0, F1...

Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 14.273 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 11.644 người, số bệnh nhân tử vong: 41 người, bệnh nhân hiện đang điều trị: 2.588 người.

Số ca mắc Covid-19 ở Hà Nam tăng cao

Chiều tối 31/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 159 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 144 F0 được phát hiện qua sàng lọc y tế, các trường hợp còn lại là F1 của các bệnh nhân đã được ghi nhận trước đó.

img

Xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ tiếp xúc ca nhiễm Covid-19.

Trong ngày 30/1, CDC Hà Nam cũng ghi nhận 160 ca mắc Covid-19; ngày 29/1 là 158 ca mắc Covid-19. Đa số những trường hợp này được phát hiện qua sàng lọc y tế.

Tính từ ngày 19/9/2021 đến thời điểm hiện tại, Hà Nam ghi nhận 5.720 ca mắc Covid-19, trong đó đã có 4.753 người đã khỏi bệnh.

Theo nhận định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Nam, số ca mắc trên địa bàn đang tăng mạnh, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do lượng người về quê đông.

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo cho nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, lành mạnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, Ban Chỉ đạo các cấp, các địa phương chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế theo phương châm "bốn tại chỗ" để đáp ứng kịp thời với các tình huống dịch bệnh, nhất là trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng. Thực hiện tốt việc chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 ngay tại cơ sở; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ, không triệu chứng tại nhà an toàn, hiệu quả.

Ninh Bình phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên

Bệnh nhân từ Tanzania nhập cảnh Việt Nam, đã cách ly trước đó tại tỉnh Quảng Nam, sau đó mới về nhà ở Ninh Bình.

img

Ninh Bình là tỉnh thứ 15 trên cả nước phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron.

Theo thống kê của Bộ Y tế tới tối 31/1, cả nước đã ghi nhận 185 ca mắc Covid-19 biến chủng Omicron tại TP.HCM (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Như vậy, Ninh Bình là tỉnh thứ 15 trên cả nước phát hiện ca nhiễm biến chủng này.

CDC Ninh Bình cho biết, bệnh nhân tên B.V.H., sinh năm 1982, trú tại TP Ninh Bình. Ngày 7/1, người này từ Tanzania về Việt Nam, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại khách sạn Hadana, Hội An, Quảng Nam (từ ngày 7-10/1), 2 lần xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.

Ngày 10/1, bệnh nhân hoàn thành thời gian cách ly tập trung, về Trạm Y tế phường Ninh Sơn (TP. Ninh Bình) khai báo y tế và được chỉ định cách ly tại nhà.

Trong thời gian này, người bệnh chấp hành nghiêm túc quy định cách ly, chỉ ở trong nhà, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, không đi đâu, không tiếp xúc với người khác.

Ngày 16/1, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Ngay sau đó, người này khai báo với trạm y tế, chuyển đến khu điều trị cách ly thuộc Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Ninh Bình.

Tại đây, bệnh nhân cách ly cùng phòng với 14 người khác và được lấy mẫu xét nghiệm, chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gen. Ngày 27/1, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn xuất viện, bệnh nhân về nhà theo dõi sức khỏe.

Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trường hợp này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 biến chủng Omicron, phân nhóm BA.1.

Ngay sau khi nhận kết quả giải trình tự gen, ngành y tế Ninh Bình đã tiếp tục điều tra, truy vết trường hợp liên quan theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Hiện sức khỏe của bệnh nhân ổn định, những người trong gia đình chưa xác định dương tính với SASR-CoV-2.

14 người khác điều trị cùng phòng với bệnh nhân đều được theo dõi, cách ly theo quy định và đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Như vậy, tới nay chưa phát hiện các ca bệnh thứ phát tại Ninh Bình do lây nhiễm từ F0 này.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, CDC Ninh Bình khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; nghiêm túc thực hiện khai báo y tế, tuân thủ quy định khi di chuyển đến/đi/về các địa phương.

Hà Nội tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 xuyên Tết

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022, ngành y tế Hà Nội đã triển khai nghiêm chỉ đạo. TTYT các quận, huyện đã bố trí các điểm tiêm có cán bộ y tế ứng trực.

img

Cụ bà Hoàng Thị Sơn, 90 tuổi được người nhà đưa đến Trạm Y tế phường Hàng Bột tiêm vaccine COVID-19.

Sáng 29 Tết, BS Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc TTYT Quận Đống Đa đã có mặt từ sớm tại Trạm Y tế phường Hàng Bột. Trực tiếp kiểm tra công tác ứng trực trong những ngày Tết của cán bộ y tế, động viên nhân viên trong ca trực, nhắc nhở cán bộ kiểm tra từng lọ vaccine, ông Tuấn nói: Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân do Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động được quán triệt đến từng cán bộ, nhân viên và tổ dân phố.

TTYT đã rà soát trên toàn địa bàn, người dân nào đến lịch tiêm đều được động viên đến trạm y tế đầy đủ. Người già, người không thể di chuyển, nhân viên y tế bố trí lực lượng đến tiêm tại nhà cho nhân dân.

"Chúng tôi luôn sẵn sàng tinh thần không có ngày nghỉ lễ Tết để phục vụ người dân trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng....", BS Tuấn khẳng định.

Trong những ngày nghỉ Tết, 21 trạm y tế phường cùng các trạm y tế lưu động của quận Đống Đa đều có cán bộ trực 24/24h sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám bệnh ban đầu, cũng như đáp ứng nhu cầu tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho những F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.

Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu tiêm phủ mũi 3 trong quý I/2022. UBND TP Hà Nội đã giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động xuyên Tết từ nay đến ngày 28/2/2022.

Từ trước Tết Nhâm Dần, Sở Y tế Hà Nội giao CDC Hà Nội phân bổ nhanh, điều chuyển số lượng vaccine cho các đơn vị đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, phù hợp với tình hình dịch và sử dụng vaccine thực tế.

TTYT quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tiêm liều bổ sung và nhắc lại cho các đối tượng đến lịch tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế và TP. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị trên địa bàn trong quá trình triển khai, đảm bảo đúng quy định, tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, lực lượng y tế tư nhân và cộng đồng; phát huy tối đa năng lực tiêm chủng, không giới hạn số người tiêm chủng trong mỗi buổi tiêm, tuy nhiên phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của tiêm chủng liều bổ sung và nhắc lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, ưu tiên sử dụng vaccine cùng loại khi tiến hành tiêm bổ sung và nhắc lại vaccine phòng COVID-19…

Tín hiệu đáng lo ngại từ biến thể phụ của Omicron

Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang chịu trách nhiệm cho gần như toàn bộ số bệnh nhân Covid-19 trên toàn cầu.

img

Các nhà khoa học đang theo dõi sự gia tăng số ca nhiễm do một biến thể phụ, gọi là BA.2, của Omicron gây ra. Biến thể này đang bắt đầu cạnh tranh với BA.1 ở nhiều khu vực tại châu Âu và châu Á.

Cụ thể, BA.1 chiếm khoảng 98.8% số ca nhiễm được giải trình tự gien gửi đến cơ sở dữ liệu theo dõi virus công khai GISAID tính đến ngày 25-1. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo nhiều nước đang báo cáo sự gia tăng gần đây liên quan đến biến thể phụ BA.2

Một số báo cáo sớm cho thấy BA.2 có thể còn dễ lây lan hơn BA.1 nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có khả năng kháng vắc-xin. Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học Đan Mạch ước tính BA.2 lây lan mạnh gấp 1,5 lần so với BA.1 dù có vẻ như nó không gây bệnh nặng hơn.

Tại Anh, một phân tích sơ bộ về truy vết trong giai đoạn 27-12-2021 đến 11-1-2022 của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (HSA) cho biết sự lây nhiễm trong hộ gia đình cao hơn đối với những người tiếp xúc với người bị nhiễm BA.2 (13,4%) so với các trường hợp Omicron khác (10,3%).

HSA không tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt trong hiệu quả của vắc-xin, theo báo cáo ngày 28-1.

Tiến sĩ Egon Ozer, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ, đặt câu hỏi rằng liệu người nhiễm BA.1 có được bảo vệ khỏi BA.2 hay không. Đây là một mối quan ngại ở Đan Mạch, nơi một số khu vực có số ca nhiễm BA.1 cao đồng thời có báo cáo các ca nhiễm BA.2 đang gia tăng

Nếu người từng nhiễm BA.1 không được bảo vệ khỏi BA.2, "đây có thể là 1 làn sóng kép". Ông Ozer cho rằng vẫn còn quá sớm để hiểu được điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, tin tốt là các loại vắc-xin vẫn giúp bệnh nhân "không phải nhập viện hay tử vong".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.