Tin tức Covid-19 mới nhất trong ngày
Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 8/10 đến 17h ngày 9/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.513 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 4.512 ca ghi nhận trong nước (giảm 261 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 2.173 ca trong cộng đồng).
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Hoàng Lê.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.662), Bình Dương (820), Đồng Nai (575), An Giang (308), Sóc Trăng (192), Bình Thuận (122), Kiên Giang (113), Đắk Lắk (85), Đồng Tháp (81), Gia Lai (65), Long An (61), Tây Ninh (57), Cà Mau (54), Tiền Giang (44), Khánh Hòa (41), Hậu Giang (27), Hà Nam (24), Quảng Trị (18), Cần Thơ (18), Quảng Ngãi (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Bạc Liêu (14), Thừa Thiên Huế (13), Ninh Thuận (12), Vĩnh Long (11), Bình Phước (9), Trà Vinh (8 ), Bến Tre (7), Thanh Hóa (7), Hà Tĩnh (6), Lâm Đồng (5), Bình Định (5), Quảng Bình (5), Đắk Nông (4), Kon Tum (3), Lào Cai (2), Phú Thọ (2), Nam Định (1), Vĩnh Phúc (1), Hà Nội (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-553), Đồng Nai (-37), Tây Ninh (-35).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (+192), An Giang (+126), Đắk Lắk (+85).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.700 ca/ngày.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 836.134 ca nhiễm, đứng thứ 42/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.493 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 831.523 ca, trong đó có 755.622 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.319 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi 760.801 trường hợp. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 93.022 xét nghiệm cho 200.798 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.899.799 mẫu cho 55.617.772 lượt người.
Trong ngày 8/10 có 1.055.502 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 51.968.108 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 37.725.480 liều, tiêm mũi 2 là 14.242.628 liều.
Số bệnh nhân tử vong:
Trong ngày ghi nhận 105 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (74), Bình Dương (18), An Giang (5), Đồng Nai (3), Tiền Giang (2), Tây Ninh (2), Hà Nội (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 119 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.442 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự kiến cuối tháng 10 tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em
Ngày 9/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức hội nghị trực tuyến tiếp xúc cử tri ngành y tế TPHCM. Tham dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi.
Tiêm vaccine cho trẻ em dự kiến thực hiện vào tháng 10/2021.
Trước ý kiến của cử tri về vấn đề tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Bộ đang xây dựng hướng dẫn và dự kiến bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi ngay trong tháng 10 năm nay. Sau đó, sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn.
Cùng với lượng lớn vaccine COVID-19 Pfizer về Việt Nam trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết trong chuyến thăm Cuba vừa qua, Chủ tịch nước đã có đề nghị và Việt Nam đang chờ nước bạn sớm gửi hồ sơ về vaccine tiêm cho trẻ em để xem xét.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, nguồn vaccine từ nay đến cuối năm không thiếu, dự kiến về tối thiểu 120 triệu liều. Ông dự tính trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiêm phủ một mũi vaccine cho trên 70% dân số trên 18 tuổi.
Đến nay Việt Nam đã phân bổ 56 triệu liều vaccine COVID-19, tính đến ngày 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm 1 liều vaccine và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều vaccine. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Còn 5.361 bệnh nhân nặng đang điều trị
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi 759.482 bệnh nhân COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 5.361 ca nặng.
Thêm 603.380 liều vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech do Mỹ tài trợ vừa về tới TP.HCM.
Đến thời điểm này, cả nước còn 5.361 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 831.643 ca mắc COVID-19, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.448 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 827.033 ca, trong đó có 754.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.
Có 09 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (407.399), Bình Dương (220.480), Đồng Nai (53.752), Long An (33.165), Tiền Giang (14.433).
Chính phủ đồng ý thí điểm mở lại các đường bay nội địa từ 10/10
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, ngành, địa phương về triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Sau khi nghe Bộ Giao thông Vận tải trình bày phương án triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách cùng ý kiến của bộ ngành, địa phương, Phó thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định việc khôi phục đường bay kết nối giữa các tỉnh trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết để từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, dần đưa cuộc sống của nhân dân trở lại bình thường.
Phó thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp để hoàn thiện phương án, ban hành ngay trong ngày 8/10 để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, việc phục hồi các chuyến bay cho hành khách và nhân dân đi lại cũng tiềm ẩn phát sinh nguy cơ lây nhiễm, phát tán dịch bệnh, có nguy cơ bùng phát thành các ổ dịch mới, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, sức khoẻ nhân dân.
Do vậy, yêu cầu đặt ra với các cấp, ngành, địa phương vừa phải từng bước phục hồi các đường bay, chuyến bay, bảo đảm thận trọng, an toàn, kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của dịch bệnh thông qua kiểm soát hành khách tại sân bay, trên máy bay và quá trình di chuyển về các địa phương, bảo đảm các địa phương nắm chắc tình hình và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, tách kịp thời ca F0 (nếu có), không để lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.
Để thực hiện những yêu cầu trên, Phó thủ tướng yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp kịp thời, nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các hãng hàng không, cảng hàng không và chính quyền các cấp.
Các địa phương, bộ, ngành, đơn vị liên quan thống nhất với phương án tổ chức khôi phục các chuyến bay do Bộ GTVT đã trình. Địa phương tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp để thực hiện thí điểm từ ngày 10 - 20/10, sau đó sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm, có điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Phó thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp để hoàn thiện phương án, ban hành ngay trong ngày 8/10 để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Đặc biệt, Phó thủ tướng lưu ý Bộ GTVT phải có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy trình an toàn bay; nhất là sau thời gian dừng bay khá dài, cần phải rà soát, kiểm tra đánh giá nhân lực vận hành, khai thác, kiểm tra kỹ thuật tàu bay, rà soát toàn bộ quy trình vận hành khai thác mặt đất, trên không.
Trong thời gian thí điểm, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, các địa phương trong việc thực hiện quy định tạm thời.
Bộ GTVT chỉ đạo Cục hàng không Việt Nam, các hãng hàng không, cảng hàng không triển khai phương án khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương trên toàn quốc thực hiện nghiêm túc Quy định tạm thời về phương án triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách do Bộ GTVT ban hành.
Đồng thời, chủ động hướng dẫn các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn thực hiện kiểm soát chặt chẽ người dân, hành khách từ vùng dịch về địa phương mình, tuyệt đối không để bùng phát thành các ổ dịch.
Người dân Đồng Nai được đi lại trong tỉnh, bỏ chốt kiểm soát
Tối 8/10, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành chỉ thị 19 về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong tình hình mới, với một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với khu vực ngoài vùng phong tỏa, bắt đầu từ 0h ngày 9/10.
Lực lượng chức năng huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) dỡ bỏ các chốt, điểm chặn kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 để từng bước phục hồi kinh tế địa phương. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, đề nghị người dân luôn nêu cao ý thức tự giác, chủ động và động viên người thân cùng gia đình tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sống an toàn; thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (sau 14 ngày) hoặc người khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng được lưu thông nội tỉnh. Khuyến cáo người chưa được tiêm vắc xin chỉ tham gia lưu thông khi thật sự cần thiết.
Quá trình tham gia lưu thông, người dân phải sử dụng mã QR trên ứng dụng PC-COVID và thể hiện lịch sử tiêm chủng. Trường hợp không có mã QR thì xuất trình giấy xác nhận đã tiêm vắc xin (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và sau 14 ngày) hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng khi các cơ quan chức năng yêu cầu.
Đối với việc đi lại ngoài tỉnh khi thực sự cần thiết phải di chuyển thì thực hiện theo đúng và tuân thủ các quy định, yêu cầu của địa phương nơi đến.
Bãi bỏ các loại "giấy đi đường" đã quy định trước đây; hạn chế lưu thông từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Bãi bỏ các chốt kiểm soát, chuyển qua hoạt động các tổ tuần tra kiểm soát trên từng địa bàn; chỉ duy trì các chốt kiểm soát giáp ranh tỉnh, thành phố lân cận và các chốt phong tỏa trong phạm vi hẹp.
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ được hoạt động lại bao gồm kinh doanh sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thú y; công trình giao thông, xây dựng, hàng hóa thiết yếu, tổ chức tín dụng, ngân hàng; sửa chữa, bảo trì xe máy, thiết bị; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở cắt tóc, gội đầu… Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ được bán hàng mang về.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục hoạt động theo các quy định đã ban hành trước đó. Các cơ sở khám chữa bệnh (trừ phẫu thuật thẩm mỹ), cơ sở kinh doanh, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động trở lại.
Điều kiện để người dân tham gia các hoạt động trên có thể kèm theo các yêu cầu về giữ khoảng cách, số người tập trung, tiêm vắc xin, xét nghiệm âm tính…
Ngày 8/10, cả nước có 4.795 ca nhiễm mới, 2.451 ca cộng đồng
Tình hình dịch Covid-19 ngày 8/10 mới nhất: Tính đến chiều 8/10, cả nước ghi nhận 4.806 ca nhiễm mới, trong đó có 2.451 ca cộng đồng.Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay
Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nayTin tức dịch Covid-19 mới nhất ngày 8/10, Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 7/10 đến 17h ngày 8/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.806 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 4.795 ca ghi nhận trong nước (tăng 648 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 2.451 ca trong cộng đồng).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.841 ca/ngày. Ảnh minh họa
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh gồm: TP.HCM (2.215), Bình Dương (828), Đồng Nai (612), An Giang (182), Tây Ninh (92), Kiên Giang (89), Tiền Giang (74), Long An (66), Ninh Thuận (64), Khánh Hòa (55), Đồng Tháp (51), Cà Mau (49), Cần Thơ (48), Hà Nam (44), Hậu Giang (39), Gia Lai (39), Lâm Đồng (29), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Bình Định (18), Nghệ An (17), Trà Vinh (16), Thanh Hóa (15), Đắk Nông (15), Bến Tre (14), Vĩnh Long (14), Bình Phước (13), Quảng Ngãi (13), Bạc Liêu (10), Quảng Trị (8 ), Hà Tĩnh (7), Phú Yên (7), Kon Tum (6), Hà Nội (5), Quảng Bình (4), Lào Cai (3), Hải Dương (3), Sơn La (3), Quảng Nam (3), Ninh Bình (3), Nam Định (1), Phú Thọ (1), Yên Bái (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó gồm: Đắk Lắk (-36), Bình Thuận (-32), Long An (-18).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm: TP.HCM (+485), Ninh Thuận (+53), Sơn La (+29).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.841 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 831.643 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.448 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 827.033 ca, trong đó có 754.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 994. Tổng số ca được điều trị khỏi: 759.482. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.361 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 128 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.337 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 181.202 xét nghiệm cho 308.169 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.806.777 mẫu cho 55.416.974 lượt người.
Trong ngày 7/10 có 1.498.557 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 50.558.288 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 36.901.468 liều, tiêm mũi 2 là 13.656.820 liều.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận