Lễ cúng Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng (ảnh minh họa) |
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch. Đây là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.
Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh để nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa. Lúc này trên thiên đình nhìn xuống, tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hỏa. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Chính vì vậy mà vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình trong ngày Rằm tháng Giêng. Trong dân gian cũng lưu truyền câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng".
Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cúng Rằm tháng Giêng đã đúng cách. Lễ cúng Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng.
Và giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ! Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày Rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà.
Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận