Chiều nay 1/12, Bộ Công thương đã họp báo về quyết định tăng giá điện cuối ngày 30/11 |
Vì sao EVN lãi vẫn tăng giá điện?
Theo báo cáo về kết quả sản xuất của EVN đã được kiểm toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ 593,46 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2016 thì EVN lãi 2.658,20 tỷ đồng (chưa tính tới thu nhập từ sản xuất khác như xây lắp điện, sửa chữa thí nghiệm điện, các dịch vụ cho thuê tài sản, vận tải, bốc dỡ, các khoản phạt vi phạm hợp đồng của các Tổng công ty Điện lực...).
Cục trưởng Cục điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn giải thích, theo quy định, chênh lệch đầu vào và đầu ra của giá điện cứ trên 3% thì được phép xem xét điều chỉnh. Mức chênh lệch hiện nay đã lên tới hơn 6% nên phương án tăng giá điện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Và hoạt động sản xuất điện chỉ là một yếu tố khi quyết định tăng giá điện.
Còn theo bổ sung của đại diện đơn vị kiểm toán tại buổi họp báo, EVN lãi là tính cho năm 2016, còn nếu phân bổ thêm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá thì tựu chung là đơn vị này vẫn lỗ.
Trong năm qua, Ngân hàng nhà nước đã điều hành tỷ giá khá ổn định, nhưng theo đại diện kiểm toán, dù ổn định nhưng tỷ giá vẫn có biến động tăng đáng kể. Và EVN hiện vẫn còn khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trên 9.000 tỷ “treo” đó. “Nếu đưa vào thì không riêng sản xuất kinh doanh điện mà các phần khác vào thì vẫn lỗ. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, phần chênh tỷ giá lỗ là phải đưa vào giá ngay lập tức. Nhưng ở đây như quyết định được Thủ tướng và Bộ Công thương phê duyệt thì đưa vào từng năm”, đại diện đơn vị kiểm toán nói…
Tăng giá điện, ai chịu thiệt nhất?
Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực, trong lần tăng giá điện lần này, Bộ Công thương và EVN đã đánh giá tác động của tăng giá điện đến các yếu tố kinh tế như CPI, GDP và các đối tượng chịu tác động.
Từ nay tới 2020 còn tăng giá điện Theo Cục điều tiết điện lực, khoản lỗ của chênh lệch tỷ giá những năm trước chưa điều chỉnh hết và để tránh toàn bộ khoản chênh lệch này đưa ngay vào giá bán lẻ sẽ tạo áp lực tăng giá bán ra rất lớn. Do đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đưa một phần hoặc giãn đưa vào giá thành khoản chênh lệch tỷ giá này. Đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, trong khung giá bán đã được Thủ tướng phê duyệt, từ này tới 2020 hàng năm ẽ đưa dần khoản lỗ chênh lệch tỷ giá vào giá bá điện. |
Ông Anh Tuấn cho biết, tác động tới CPI năm 2017 là 0,08% và tác động tới chỉ số sản xuất là 0,07%. Còn sang năm 2018, Võ Quang Lâm – Phó TGĐ EVN cũng cho biết, sang năm 2018, tác động của tăng giá điện lần này 0,1% với CPI và 0,66% đối với GDP.
Còn xét về đối tượng khách hàng, đợt tăng giá điện lần này sẽ tác động tới nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ là 5-7%, khách hàng sản xuất là 1,6-6%. Riêng nhóm khách hàng sinh hoạt đang áp 6 biểu bậc thang nên sẽ có tác động khác nhau: Hộ tiêu thụ tới 50kw/h/tháng tăng 3.200 đồng/tháng, khách hàng sử dụng tới 100kw/h/tháng tăng 6.600 đồng/tháng; khách hàng sử dụng 200kw/h/tháng thì tăng 8.000 đồng và khách hàng dùng 400 kw/h/tháng tăng 34.800 đồng/tháng.
Theo số liệu từ EVN, năm 2016 có 5,4 triệu hộ khách hàng (chiếm 22,7%) tiêu thụ từ 50-100 kw/h/tháng; có 4,1 triệu hộ sử dụng dưới 50kw/h/tháng và sử dụng 200kw/h/tháng là 5,2 triệu hộ.
“Lần điều chỉnh này vẫn theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ vẫn hỗ trợ hộ nghèo và hộ gia đình chính sách. Theo đó, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Đối tượng nào hưởng ưu đãi của Chính phủ thì cứ theo quy định chung, thể hiện chính sách ưu đãi ủa Chính phủ với hộ nghèo. Với mức hỗ trợ này thì hiện nay có 3,5-4 triệu hộ được nhà nước hỗ trợ hàng năm, với trên dưới 2.500 tỷ đồng/năm. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp thì đó là hỗ trợ lớn”, ông Anh Tuấn nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận